Nhà hàng xuân bắc 181

Giữ nghề dệt thổ cẩm cho người Thái Mộc Châu

Thứ tư - 16/03/2011 11:41

Thổ cẩm Mộc Châu

Thổ cẩm Mộc Châu
Một hợp tác xã dệt thổ cẩm do người Thái ở Mộc Châu làm chủ với mục đích: khôi phục và giữ nghề truyền thống dệt thổ cẩm của ngưởi Thái.

                                 

Chúng tôi đến thăm gia đình bà Hoàng Thị Inh, tổ trưởng tổ dệt của Hợp tác xã. Bà cùng một xã viên khác đang miệt mài bên khung cửi, con thoi chạy vun vút xen kẽ những sợi chỉ xanh vào những sợi trắng. Những hoa văn, họa tiết dần hiện ra trên tấm vải.  Bà cho biết: tổ bà có 10 người phụ trách nhiệm vụ dệt vải phục vụ việc may những chiếc ba lô, túi xách, ba lô, hay những chú gấu xinh xắn. Bà vui lắm, vì tham gia HTX mình không chỉ có thêm một khoản thu nhập mỗi tháng, quan trọng là còn giữ được nghề truyền thống của cha ông mình. Hiện nay, mỗi tháng bà dành khoảng 10 ngày dệt vải theo đơn đặt hàng của tổ chức JaiKa, trung bình cũng thu khoảng 600 đến 1 triệu đồng mỗi tháng thời gian còn lại, nếu không bận mùa màng, bà làm thêm vải trắng, làm diềm cho những người làm chăn đệm..


Lấy cho tôi xem một mẫu sản phẩm JaiKa đặt hàng, bà giới thiệu: cũng là chiếc khăn Piêu thôi, nhưng màu sắc khác hoàn toàn: chỉ 2 màu đen và trắng thôi. Mẫu hoa văn của họ làm được cũng phức tạp và mất công hơn, yêu cầu chất liệu chỉ cũng phải tốt. Vì thế mà ngày công cao. Những con gấu nhồi bông xinh xắn, những chiếc ba lô, túi xách, ví, túi đựng giấy ăn của cuộc sống hiện đại được làm hoàn toàn bằng chất liệu thổ cẩm, vải của người Thái, trông  rất bắt mắt.

          
Ông Hoàng Sơn Ngọc, Chủ nhiệm Hợp tác xã cho biết thêm: hiện chúng tôi đang tiến hành một số biện pháp quảng bá sản phẩm của mình bằng cách tham gia các hội chợ tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Bước đầu cũng được ghi nhận, vừa rồi tại Hội chợ Phố nghề- làng nghề kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, sản phẩm đã đạt giải nhất. Tháng 4 năm nay,  chúng tôi lại tiếp tục đem sản phẩm đi giới thiệu tại Hà Nội.


Băn khoăn lớn nhất của ông cũng như các thành viên của Hợp tác xã lúc này là, cuối năm nay, khi dự án hỗ trợ của JaiKa kết thúc, HTX sẽ phải tự mình tìm cách tồn tại, vươn lên. Ông tâm sự: đang giao bộ phận Marketting tìm kiếm các đối tác tiêu thụ tại các tỉnh bạn, thậm chí cả đối tác để xuất khẩu. 


Đó là một trong những cách mở rộng thị trường. Nhưng có lẽ, trong thời điểm hiện tại, HTX Bản Áng nên tập trung hơn vào việc quảng bá sản phẩm của mình cho khách du lịch đến Mộc Châu. Bởi, hiện mỗi tuần Mộc Châu có hàng ngàn khách du lịch đến thăm, Rừng Thông bản Áng là địa chỉ đầu tiên họ hướng đến. Nếu họ biết, ngay gần đó có một làng nghề thủ công truyền thống với những người phụ nữ Thái mặc áo Cóm, khăn Piêu miệt mài bên những khung cửi, có những sản phẩm dệt thổ cẩm đẹp, giá cả phải chăng, chắc rằng họ không từ chối đến thăm. Gắn làng nghề với du lịch sẽ là giải pháp tối ưu cho cả Hợp tác xã Bản Áng và du lịch ở Mộc Châu vào lúc này.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây