Nhà hàng xuân bắc 181

Tà Phình- hương vị Mộc Châu

Thứ hai - 07/11/2011 21:22

Tà Phình- hương vị Mộc Châu

Mùa lạnh ở đất Tà Phình, khi chiếc xe lướt trên con đường nhỏ, con đường cũng xanh trong sương mờ, hai bên là những thung lũng đào, thung lũng mận. Càng giá lạnh, hoa càng đắt giá. Bởi chúng không phải thứ hoa bung ra dưới nắng, toe toét buộc phải nở vì nắng. Bởi trong khắc nghiệt của thời tiết, hoa không đua nhau nở tưng bừng, mà chỉ e ấp, chúm chím, hé từng chiếc cánh trắng hồng.

 

Con đường màu xanh

Đôi lúc, khi nhìn những bức ảnh về một Mộc Châu thân quen, tôi lại thấy một Tả Phình khác biệt. Đó là Tà Phình xanh. Xanh, trong mơ hồ, trong ảo giác. Dường như xanh, của một miền nào đó không có thực. Xanh trong cái lạnh se sắt, xanh trong nơi nào có độ nắng mong manh, hiu hắt và, nắng cũng xanh. 

Tà Phình mùa nắng, cái nắng chang chang vô duyên, khiến ngừơi ta khó chịu, nhưng Tà Phình lúc chiều tà bảng lảng, nếu ai đó tinh ý, sẽ bắt được những khoảng khắc đẹp với một không giang mơ hồ. Ở đó, những rặng cây mận, cây đào già tuổi, thân cằn cỗi nhưng ở những đầu cành, đầu nhánh tất thảy đều nảy các nụ mầm xuân mới, tràn đầy sức sống.

Mùa lạnh ở đất Tà Phình, khi chiếc xe lướt trên con đường nhỏ, con đường cũng xanh trong sương mờ, hai bên là những thung lũng đào, thung lũng mận. Càng giá lạnh, hoa càng đắt giá. Bởi chúng không phải thứ hoa bung ra dưới nắng, toe toét buộc phải nở vì nắng. Bởi trong khắc nghiệt của thời tiết, hoa không đua nhau nở tưng bừng, mà chỉ e ấp, chúm chím, hé từng chiếc cánh trắng hồng. 

Con đường xanh ấy, dẫn tới những ngôi nhà nhỏ của người Mông trong bản Tà Phình.

Đứa trẻ ngây thơ đôi mắt biếc

Đi qua những thung hoa mận, những cao nguyên chè xanh mênh mông, trong cái ánh xanh mơ hồ ấy xuất hiện một vài đứa trẻ. Chúng dường như mang lại hơi ấm trong một bức tranh phong cảnh cần sự xuất hiện của con người.

Bọn trẻ mặc quần áo của dân tộc chúng, có thể là phong phanh, có thể cũ rách, có thể là chính đôi mắt của bạn đang nhìn lũ trẻ và thấy như vậy. Có thể chúng cũng đang nhìn bạn, và nghĩ bạn như một nhân vật hành tinh khác lạ lẫm, ăn mặc như thế, là thành thị đấy, là hiện đại thì phải như thế đấy. Hoặc cũng có thể là chúng chẳng thèm quan tâm tới bạn làm gì, các bạn đến mảnh đất nơi chúng sống, thế thôi.

Những đứa trẻ dường như mang lại hơi ấm trong một bức tranh phong cảnh cần sự xuất hiện của con người.


Những tiếng cười rộn rã, ngây thơ hồn nhiên trên đôi má ửng đỏ của bọn trẻ trong những trò chơi ném còn, chơi quay, đá bóng… trò chơi đơn giản của tuổi thơ nghèo khó trong một đời sống giản dị, người với người còn gần gũi, yêu thương nhau. Chứ rồi lớn tí nữa, chúng lại đi chơi với các cô gái yêu, đi… bắt vợ. Sau rồi lại loanh quanh ruộng nương con trâu, bát rượu, con cái… Vòng quay cứ thế là vừa hết một đời người…   

Rượu ngô say nồng

Rượu ngô của người Mông phải được nấu từ giống ngô bản địa. Có tìm hiểu về các công đoạn để làm ra thức uống đặc biệt này mới cảm nhận được những giá trị tinh thần và sức sống mãnh liệt của cuộc sống khắc nghiệt nơi núi rừng Tây Bắc. Không như ngô lai, giống ngô bản địa lâu được thu hoạch hơn. Công việc trồng, chăm sóc ngô trên nương chủ yếu lại là phụ nữ. Cực nhọc không kém là công việc thu hoạch và mang ngô về nhà vì nương ngô của người Mông thường cách nhà đến 4-5 km, một gùi ngô lại nặng khoảng 40-50 kg, ấy thế mà đôi vai, đôi chân của phụ nữ Mông vẫn dẻo dai đi phăng phăng vượt núi, vượt đèo.

Muốn có rượu ngon, phải chọn những hạt ngô không quá già, cũng không quá non. Sau khi nghiền vỡ hạt ngô thành 3-4 mảnh, đem nấu chín tới, không khô, không nát. Rồi phải biết ủ men sao cho vừa phải, nhiều thì rượu bị đắng, ít quá ngô lại không lên men được. Được làm từ thứ ngô bản địa với men lá truyền thống nên khi uống vào rượu ngô có vị ngọt, thơm, độ cồn không quá cao nên nếu chẳng may quá chén, hôm sau người uống vẫn thấy khỏe khoắn.

(Ảnh: Đoàn Thắng)

Nhà nào trong bản người Mông cũng có dăm ba lít rượu, có nhà có cả vài chum rượu ngô, vừa để uống, vừa để đãi khách quý đến chơi. Đã đến một nhà trong bản, thì phải đến lần lượt cho đến hết từng ấy nhà trong bản. Có bản 4 nhà, nhưng cũng có bản 10,12 nóc nhà. Khách quý là khách phải đi đến hết từng ấy ngôi nhà. Nếu bạn mải ngồi một nhà quá, thì người nhà kia đã “chực” sẵn ở ngoài để dắt bạn về nhà. Và bước vào nhà, là một mâm có hai hàng bát đã rải sẵn chờ khách quý.  Phải uống rượu để báo đáp ân tình của người Mông Tà Phình. 

Men rượu ngô say nồng rót đến là khéo từ tay cô con gái Mông. Hai má cô cứ đỏ hồng làm cho khách khó kìm lòng mà không buông lời tán tỉnh hỏi thăm. Nhưng người Mông chân thật và đáng yêu, chẳng ai lỡ đem cái gian dối hay giăng hoa ở miền xuôi mà lên đây làm gì, tội lắm.


Kinh Nghiệm Cho Bạn:

- Bản Tà Phình cách Hà Nội hơn 200km, đi đường Quốc lộ 6 qua Mai Châu – Hòa Bình – Sơn La, Lai Châu.

- Ô tô: xe khách Hà Nội – Mộc Châu: khoảng 100.000 đồng. - Bạn có thể đi xe máy từ Hà Nội đi Mộc Châu, rồi đi tiếp vào Tà Phình  theo đường đi xã Tân Lập.

- Nghỉ ngơi tại khách sạn Công Đoàn Mộc Châu. ĐT:             (022)3869047      , khách sạn Hương Sen Mộc Châu: 866 174, khách sạn sao xanh mộc Châu: 789 999 


- Ẩm thực:  Có món thịt treo gác bếp, bê chao thịt dê núi, rượu ngô, sữa dê, bánh nếp…

 

Theo Huyền Anh 
YeuDuLich.vn 

Tác giả: admin

Nguồn tin: sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây