Nhà hàng xuân bắc 181

Lễ câp sắc của người Dao tại Mộc Châu

Thứ hai - 20/07/2015 19:20

Lễ câp sắc của người Dao tại Mộc Châu

Người đã qua cấp sắc dù ít tuổi vẫn được coi là người trưởng thành, được tham gia vào các công việc hệ trọng của làng, được giúp việc cho thầy cúng, được cúng bái.
Lễ cấp sắc dài 4 ngày đêm của một gia đình có điều kiện

Nhân vật chính trong lễ trưởng thành của một gia đình người Dao tại Mộc Châu (Sơn La), em Triệu Xuân Hai (8 tuổi) mặc một bộ đồ truyền thống của dân tộc Dao Tiền nhân ngày vui của mình.

Lễ cấp sắc không phân biệt tuổi tác, miễn là gia đình có điều kiện về kinh tế.

Lễ cấp sắc dài 4 ngày đêm của một gia đình có điều kiện
Bố của em là anh Triệu Xuân Minh (dân tộc Dao tiền, tiểu khu Tà Loọng, thị trấn Nông Trường Mộc Châu, Sơn La) đã làm 15 mâm cơm tiếp đãi khách.
Lễ cấp sắc dài 4 ngày đêm của một gia đình có điều kiện
Gia đình đã tổ chức trong 2 ngày, 2 đêm với 3 con lợn (tổng cộng 500 kg) được mổ.
Lễ cấp sắc dài 4 ngày đêm của một gia đình có điều kiện
Trước đó anh Minh đã mời thầy mo xem ngày tốt để tổ chức.
Lễ cấp sắc dài 4 ngày đêm của một gia đình có điều kiện
Cỗ được bày cả trong nhà và ngoài sân. Khách chủ yếu là hàng xóm, bạn bè và họ hàng từ xa về dự.
Những bức ảnh tượng trưng cho hình ảnh các thầy mo đi làm lễ, đánh trận được treo lên trước nhà.
Hai bộ ảnh với 6 tấm tượng trưng cho hình ảnh các thầy mo đi làm lễ được treo lên giữa nhà theo đúng nghi thức. Đồ làm lễ cũng khá đơn giản, chỉ có xôi nếp gói vào lá dong, rượu và những đồ thầy mo đem đến.
Các thầy mo chỉnh lại trang phục để làm lễ. Thầy mo làm lễ là những người đã được cấp sắc, cao tay và có uy tín trong làng.
Thầy mo được mời đến là người đã được cấp sắc, cao tay và có uy tín trong làng.
Lễ cấp sắc dài 4 ngày đêm của một gia đình có điều kiện
21h tối, các cao niên trong làng thổi tù và, đánh cồng chiêng bắt đầu làm lễ và mời tổ tiên về dự.
Lễ cấp sắc dài 4 ngày đêm của một gia đình có điều kiện
Triệu Xuân Hai và hai thầy mo phải làm lễ thâu đêm suốt sáng, kéo dài hai ngày.
Lễ cấp sắc dài 4 ngày đêm của một gia đình có điều kiện
Một nghi lễ quan trọng là cậu bé phải uống rượu và mời thầy mo làm lễ.
Lễ cấp sắc dài 4 ngày đêm của một gia đình có điều kiện
Mặc dù đêm hôm trước đã được gia đình cho ngủ sớm, nhưng do quá mệt và phải thức khuya nên Triệu Xuân Hai thường xuyên ngáp ngủ.
Lễ cấp sắc dài 4 ngày đêm của một gia đình có điều kiện
Tiếng chuông vang lên kèm theo những lời thần chú gieo quẻ được các thầy mo đọc lên cả đêm.
Lễ cấp sắc dài 4 ngày đêm của một gia đình có điều kiện
Múa xòe tập thể là phần nghi thức không thể thiếu trong ngày này. Riêng người được cấp sắc và thầy mo sẽ múa cả đêm.
Lễ cấp sắc dài 4 ngày đêm của một gia đình có điều kiện
Gần 1h sáng, thầy mo đang chọn tên "âm" cho Triệu Xuân Hai. Lễ đặt tên "âm" vô cùng quan trọng trong lễ cấp sắc.
Lễ cấp sắc dài 4 ngày đêm của một gia đình có điều kiện
3 ngọn nến được đặt trên vai và đỉnh đầu của em.
Lễ cấp sắc dài 4 ngày đêm của một gia đình có điều kiện
Sau khi thụ lễ cấp đạo sắc tên âm của Triệu Xuân hai được ghi luôn trong 10 điều cấm, 10 điều nguyện để khi chết về được với tổ tiên.
Lễ cấp sắc dài 4 ngày đêm của một gia đình có điều kiện

Lễ này là cấp pháp danh cho người thụ lễ rất quan trọng. Người thụ lễ lấy vạt áo để hứng gạo từ thầy cả và cha đẻ, sau đó quan sát và học một số điệu múa từ các thầy để làm lễ cấp sắc cho người khác.

(Sau khi được cấp sắc, Triệu Xuân Hai sẽ được làm lễ cho người khác). Ngoài ra em còn có thể làm thầy mo, có quyền hơn trong họ hàng.

Người Dao quan niệm, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì dù già vẫn coi là trẻ con vì chưa có thầy cấp sắc, chưa được cấp đạo sắc, chưa có tên âm.

Người đã qua cấp sắc dù ít tuổi vẫn được coi là người trưởng thành, được tham gia vào các công việc hệ trọng của làng, được giúp việc cho thầy cúng, được cúng bái.

Họ cũng quan niệm rằng có trải qua lễ cấp sắc mới biết lễ phải trái ở đời, mới đích thực là con cháu Bàn Vương, khi chết hồn mới được đoàn tụ với tổ tiên.

Nếu gạt bỏ những yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng thì lễ cấp sắc có tính giáo dục rất lớn, thể hiện qua những lời giáo huấn hướng tới việc thiện, không làm điều ác.

Lễ này thường được tổ chức vào tháng 11, 12 hoặc tháng giêng hàng năm bởi đây là khoảng thời gian nhàn rỗi của bà con dân tộc.

theo Zing


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây