Nhà hàng xuân bắc 181

Đẹp và đẹp và những điều không lý giải nổi của du lịch Sơn La

Thứ ba - 24/11/2009 02:34
Người ta vẽ cho Sơn La đủ thứ để có thể làm du lịch. Mà Sơn La đẹp thật, thuận lợi thật. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch nhận định thế. Lãnh đạo tỉnh nói thế. Các doanh nghiệp làm du lịch cũng nhận thấy thế.

Và khách du lịch lần mò đến Sơn La cũng cảm nhận nhưvậy. Nhưng không hiểu tại sao không thể phát triển du lịch được. Tiềmnăng cứ là tiềm năng. Bao nhiêu năm nói về mảnh đất này, người ta vẫnchỉ dùng cụm từ “hoang sơ, cần khai phá”.

Đến Mộc Châu có thể thấy cả Tây Bắc

Sơn La có nhiều điểm có thể phát triển du lịch nhưngMộc Châu là tâm điểm. Cứ đến Mộc Châu là thấy toàn bộ những gì có thểlàm du lịch ở Sơn La. Tôi nhớ cách đây mấy năm, Tổng cục Du lịch đã tổchức một đoàn khảo sát vòng cung Tây Bắc cho các doanh nghiệp du lịch.Cách Hà Nội 200 km, Mộc Châu là điểm dừng chân đầu tiên của tuyến dulịch này. Khi đó du lịch Sơn La cũng như bây giờ, chả có gì ngoài mấycái nhà hàng, khách sạn nhưng đã nổi tiếng từ lâu với cao nguyên MộcChâu, quanh năm khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 210C, nhiều suốinước nóng và có những đặc sản nổi tiếng như sữa Mộc Châu, chè Mộc Châu.Vùng này rất thích hợp để xây dựng những khu nghỉ dưỡng cao cấp, thuhút khách nghỉ dài ngày. Ai cũng xuýt xoa: Đẹp quá, tiện đường quá,giàu tiềm năng quá! Còn hơn cả Sa Pa. Chỉ cần đến Mộc Châu thôi là cóthể thấy toàn bộ Tây Bắc rồi.

Núi rừng hùng vĩ, thảo nguyên bao la có. Suối, hangđộng và thác nước đẹp có. Bản làng dân tộc có. Đặc sản rất nhiều. Hàngthủ công mỹ nghệ cũng không thiếu. Danh lam thắng cảnh, di tích lịchsử, công trình kiến trúc, lễ hội cũng nhiều. Tóm lại là chả thiếu thứgì.

Sơn La cũng được đánh giá là có vị trí thuận lợi đểtổ chức các hành trình tour du lịch liên vùng, liên quốc gia đã đượcxác định trong quy hoạch phát triển du lịch quốc gia: Tuyến du lịch TâyBắc (Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La- Điện Biên Phủ- Sa Pa- Lào Cai). Tuyến dulịch liên quốc gia (Hà Nội- Sơn La- Luông Prabăng (Lào)- Thái Lan; SơnLa- Lai Châu- Trung Quốc.

Thế mà sao không làm du lịch được?

Ông Nguyễn Văn Bình, Phó GĐ Sở VH,TT&DL Sơn La,phụ trách Du lịch hiện nay là người lăn lộn và trăn trở về du lịch củaSơn La nhiều nhất. Cầu thị, chịu khó học hỏi, mày mò nhưng không làmsao đưa du lịch cất cánh được. Những người quan tâm đến du lịch đềubiết ông, thông cảm cho ông. Nhiều khi còn rất... thương. Ai góp ý gìông cũng lắng nghe, về nghiên cứu để cùng anh em làm cho tốt nhất. Cólần, ông còn cắp cặp đến gặp một doanh nghiệp ở Hà Nội để hỏi ý kiếnxem làm thế nào để phát triển du lịch ở Mộc Châu, ở Sơn La? Chuyện nàyhẳn là rất hiếm. Ông bảo: Tôi cần phải biết những nhà quản lý địnhhướng phát triển thế nào? Các chuyên gia có sáng kiến gì? Những doanhnghiệp từ kinh nghiệm thực tế của họ đưa ra yêu cầu và nhận xét thếnào? Nhưng một mình ông Bình không thể làm cho du lịch Sơn La thay đổi.

Có những doanh nghiệp ở Hà Nội đã dăm lần bảy lượtđi khảo sát, làm việc với cơ quan chức năng ở Sơn La để đầu tư vào MộcChâu. Vốn đã sẵn sàng, ý tưởng kinh doanh đã sẵn sàng nhưng vẫn khôngtriển khai được. Nhà đầu tư trẻ, giàu nhiệt huyết với Sơn La cũng khônghiểu vì sao như thế.

Thác Dải Yếm, một cảnh quan nổi tiếng của Sơn La

Mới đây, Tổng cục Du lịch lại tổ chức một đoàn khảosát khá lớn, đúng vào dịp 2.9 có Tết Độc lập của người dân tộc Mông.Lần này chỉ chuyên đề Mộc Châu. Hơn 30 doanh nghiệp du lịch lớn ở trongNam ngoài Bắc, đại diện các viện nghiên cứu, trường đào tạo du lịchtrong mấy ngày đã đi tới hầu như tất cả các điểm được cho là lợi thếnhất để phát triển du lịch Mộc Châu. Ngay sau đó, cuộc hội thảo “Một sốgiải pháp đầu tư phát triển sản phẩm du lịch Mộc Châu” được tổ chức.Hội thảo với sự có mặt của hầu như tất cả lãnh đạo tỉnh, cơ quan banngành của tỉnh Sơn La từ Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đến cáclãnh đạo đầu ngành trong tỉnh, Chủ tịch các huyện, thị... Cuộc họp kéodài 6 tiếng đồng hồ, không nghỉ giải lao. Ý kiến nào cũng quyết liệt.Nhiều vấn đề về du lịch Sơn La được mang ra mổ xẻ khiến các đại biểubất ngờ. Phát biểu đầu tiên, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Thào Xuân Sùng thốtlên: “Cứ dịp lễ tết là quá tải, thiếu phòng nghỉ, chả có gì để tiêutiền, còn lâu du lịch Sơn La mới thuyết phục được tôi. Bao nhiêu nămnay, sao bàn đi bàn lại mà du lịch Sơn La vẫn không phát triển được?”.

Mộc Châu sẽ là công viên của Tây Bắc

Nhiều nhà đầu tư có tiếng ở Hà Nội mong muốn. Tậptrung đầu tư cho Mộc Châu để làm nền tảng phát triển du lịch Sơn La vàvùng Tây Bắc- nơi hiện nay vẫn chỉ có đỉnh cao là điểm du lịch Sa Pa(Lào Cai) mà cũng đã bắt đầu vào thời kỳ thoái trào.

“Chỉ có thể bắt đầu từ Mộc Châu, với các loại hìnhdu lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, cộng đồng, văn hóa... thì mới cóthể tạo ra vết dầu loang để phát triển tiếp cho cả tỉnh. Mộc Châu hoàntoàn có đủ điều kiện để xây dựng một công viên Tây Bắc vì Mộc Châu cótất cả những thứ Tây Bắc có. Nếu biết cách để biến thảo nguyên rộng lớnnày thành những cánh đồng, công viên hoa rồi hằng năm tổ chức festivalhoa, xây dựng khu nghỉ dưỡng bên những cánh đồng hoa... thì tuyệt vời”-ông Phùng Quang Thắng- Tổng công ty Du lịch Hà Nội nói.

Để chứng minh cho lập luận, ý tưởng của mình vànhững kinh nghiệm khi đã đến du lịch ở những đất nước nổi tiếng về hoanhất: Hà Lan, Pháp, Trung Quốc... và gần chúng ta nhất là Thái Lan, ôngThắng đưa ra những hình ảnh làm du lịch hoa từ Chiềng Mai (Thái Lan)rất thành công, mỗi năm thu hút 4 triệu lượt khách quốc tế, trong khidưới con mắt của nhiều nhà làm du lịch chuyên nghiệp thì Mộc Châu hơnđứt Chiềng Mai ở tiềm năng du lịch.

Phải xác định là: Du lịch Sơn La hiện nay chẳng cótí thương hiệu nào, không có sản phẩm du lịch nổi bật, người ta biếtđến Mộc Châu chủ yếu là có chè, sữa, biết đến Sơn La vì có thủy điện.Trong khi, khí hậu Mộc Châu đứng ngang hàng với Đà Lạt, Sa Pa, Bà Nà,Tam Đảo.

Việc xây dựng thương hiệu không phải chỉ trong ngàymột ngày hai, nhưng nếu không có bắt đầu thì chúng ta sẽ không đi đếnđâu cả. Hầu như tất cả các đại biểu tham dự hội thảo đều công nhận. MộcChâu đang phí phạm tài nguyên du lịch của mình. Hằng năm, cứ đến dịp2.9 thì hàng chục nghìn người Mông ở các tỉnh phía Bắc lại đổ về thịtrấn Mộc Châu để tham dự tết Độc lập của người Mông. Họ đi hội tối ngày31.8 và 1.9. Quần áo mới, phần lớn là thanh niên, nô nức, dập dìu. Vẫncòn tục cướp vợ ở đây. Trai gái dắt díu nhau lượn lờ vài vòng thị trấnrồi đưa nhau lên đồi cây. Tâm tình xong, sáng 2.9, thị trấn Mộc Châulại vắng trơn, không còn bóng người Mông nào. Cứ như thể tối hômtrước... không có chuyện gì xảy ra...

“Chúng tôi bao nhiêu năm ở đây, tôi cũng là ngườiMông nhưng không hiểu tại sao người Mông mình lại chỉ tập trung về MộcChâu mà không phải một nơi nào khác”- ông Thào Xuân Sùng nói.
Trongkhi đó, bản sắc du lịch độc đáo của các dân tộc vùng núi phía Bắc làđặc sản mà những vùng miền Nam, miền Trung không có được. “Kể cả Sa Pahay Sìn Hồ (Lai Châu), Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang), Mù Cang Chải (YênBái)... thì cũng dựa vào cảnh quan thiên nhiên và sự độc đáo của đồngbào dân tộc để khai thác du lịch. Vì thế, việc giữ gìn sự trong sáng,nguyên sơ của các lễ hội lớn, xây dựng các chợ dân tộc và cảnh quan môitrường, môi trường xã hội nguyên bản của đồng bào là cách xây dựngthương hiệu nhanh nhất. Bắc Hà (Lào Cai) cũng chỉ nổi tiếng trên cácsách hướng dẫn du lịch, mạng du lịch trong nước và nước ngoài từ việccó một chợ du lịch mà một nhóm người làm du lịch nghĩ ra”- ông LươngQuang Thắng- Tổng giám đốc Công ty Du lịch Nối vòng tay (Handspan) nói.

Cái sự dùng dằng để mãi đến bây giờ Sơn La không thuhút được nhà đầu tư nào là do môi trường đầu tư chưa hấp dẫn, cơ chếkhông rõ ràng, cơ chế về tổ chức quản lý cũng chưa hợp lý. Chưa có khudu lịch chất lượng cao và quy mô nào xuất hiện ở Mộc Châu, Sơn La. Chưacó nhà đầu tư làm du lịch chuyên nghiệp nào dám nhảy vào đi tiên phongở Mộc Châu. Một số dự án được cho là lớn như: khu rừng thông, khu sinhthái trung tâm, khu du lịch Ngũ Động... mới chỉ trong giai đoạn chuẩnbị đầu tư.

Lại Thúy Hà

Tác giả: Lại Thúy Hà

Nguồn tin: http://www.baovanhoa.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây