Nhà hàng xuân bắc 181

Nghệ sỹ nhiếp ảnh Ngọc Vinh: Người đi tìm mùa xuân Châu Mộc

Thứ hai - 08/02/2010 14:45

NS Ngọc Vinh săn ảnh xuân

NS Ngọc Vinh săn ảnh xuân
- Sinh năm: 1952 tại Hà Tĩnh
-Thành tích:
+ 2005: Giải ba cuộc vận động sáng tác “ 60 năm xây dựng lực lượng vũ trang Sơn La”.
 
             Giải nhì cuộc vận động sáng tác: “Chào mừng kỉ niệm 110 năm thành lập tỉnh Sơn La”.
 
+ 2006: Giải nhất cuộc thi “Đất nước- con người Sơn La”.
 
             Giải khuyến khích Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực MNPB
 
+ 2007: Huy chương bạc Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực MNPB            
 
             1 ảnh treo triển lãm đề tài Dân tộc thiểu số các tỉnh Miền núi phía bắc.
 
+ 2008: 2 ảnh treo triển lãm Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực MNPB .
 
+ 2009: 2 ảnh treo triển lãm Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực MNPB .

 

 

 

            Giải B cuộc vận động sáng tác đề tài “Thủy điện Sơn La, công tác di dân TĐC, chương trình phát triển cây cao su”Quen biếtnghệ sĩ nhiếp ảnh Ngọc Vinh đã lâu, nhưng phải đến tết dân tộc Mông vừa rồi tôimới có dịp theo ông đi thực tế sáng tác. Chuyến đi không dài, nhưng cũng đủ chomột cuộc trò chuyện để hiểu thêm về nghệ sĩ có giọng nói trầm ấm, dáng ngườimảnh khảnh, nhưng khát vọng đi tìm những bức ảnh đẹp về mùa xuân trên caonguyên Mộc Châu không bao giờ vơi cạn.

PV: Ông đãđi chụp ảnh nhiều nơi, theo bác mùa xuân ở đâu đẹp nhất?

NS. NgọcVinh: Hơn 10 năm cầm máy chơi ảnh nghệ thuật, cũng đi nhiều nơi, mình nhận rarằng mùa xuân ở đâu trên đất nước Việt Nam này cũng đẹp cả, nhưng mùa xuân ởTây Bắc, nhất là Mộc Châu có những nét độc đáo không thể lẫn với nơi khác được.Thiên nhiên đã quá ưu ái khi dồn cho hoa ban, hoa đào, hoa mận về cả Mộc Châu,nó đua nhau khoe sắc vào đúng dịp tết đến, xuân về. Những rừng đào, mận mênhmông rực rỡ sắc hoa trong nắng xuân hoặc trong sương sớm là ước mơ của biết baonghệ sĩ các tỉnh, thành phố khác đấy. Nói thêm cái độc đáo nữa nhé! Mận MộcChâu nằm trải dài trên các sườn đồi, thung lũng tạo thành các lớp, khối cóchiều sâu phù hợp với ảnh nghệ thuật. Đào Tây Bắc cũng không giống đào các nơikhác: màu đậm, cánh to, nụ mập, thân đào xù xì, nhiều địa y đẹp vô cùng.

Nhưng chỉcó mỗi cảnh thôi thì vô hồn, phải có người. Mộc Châu là vùng đồng bào dân tộcMông tập trung đông, khi hoa mận nở trắng cũng là lúc người Mông đón tết- chủyếu là chơi tết. Cái độc đáo là ở đó, màu trắng của hoa mận, đan quyện với sắcđỏ, vàng rực rỡ của trang phục người Mông, những mảng màu ấy bên nhau thật rựcrỡ.  Cho nên chụp ảnh xuân không nơi nàophù hợp hơn đất Mộc Châu mình đâu. Cảnh đẹp, người cũng đẹp.

PV: So vớinhững ngày đầu ông cầm máy, mùa xuân bây giờ có gì khác?

NS. NgọcVinh: Khác nhiều chứ! Sắc phục của người Mông sặc sỡ hơn, quần áo của họ cũngđẹp hơn và họ đi chơi nhiều hơn. Có điều kiện kinh tế rồi mà. Nhưng kinh tế thịtrường cũng kéo theo nhiều thay đổi. Mình sợ rằng chỉ vài mùa xuân nữa sẽ khôngcòn ai thấy hoa đào Mộc Châu. Cũng giống như cách đây vài chục năm Nguyễn Tuâncòn miêu tả vẻ đẹp của những rừng hoa ban dọc đường 6, mà nay chẳng còn tìmthấy nữa. Mộc Châu sẽ mất dần nét độc đáo nếu đào vẫn còn bị chặt, đào cả gốcđưa về xuôi. Mấy năm nay, nghệ sĩ bọn mình không tìm được cây đào ưng ý để bấmmáy nữa. Chúng mình cứ nói với nhau: mùa xuân Tây Bắc đang chảy máu về xuôi.Tiếc thật!

PV:  Trong những lần du xuân, Ông có kỉ niệm nào đángnhớ?

NS. NgọcVinh: Kỉ niệm thì nhiều lắm. Năm 2006, mấy anh em rủ nhau xuống khu vực HuaTạt, Lóng Luông. Vào vườn một gia đình người Mông, anh chồng đang dắt trâu cày,người vợ ở phía trên một chút địu con cuốc đất. Mình nhờ anh chồng đuổi trâucho nó đi nhanh hơn để lấy hành động. Nào ngờ con trâu lao luôn vào gốc mận,làm gãy cày. Chị vợ chạy về cứ bắt đền, đưa tiền không lấy, đòi bằng được cáicày. Anh em không biết làm sao, may mà mua được của một nhà gần đó đền vào. Lầnkhác cũng gặp một cảnh dở khóc dở cười. Đến một vườn mận, thấy đứa trẻ con béxíu ngồi ở gốc mận, mẹ cuốc đất bên trên. Vừa bấm được vài kiểu thì bà mẹ kêula om sòm lao xuống. Anh em hoảng hốt chạy tứ tán. Lát sau có anh cán bộ xã vàophiên dịch hộ, mọi người ngã ngửa ra là chị ta yêu cầu chụp ảnh thì phải để mặcquần áo mới... thế nó mới đẹp....

PV: Trongnhững chuyến đi ấy, ông ưng ý với bức ảnh nào của mình nhất?

NS. NgọcVinh: (cười) Mình quan niệm trong nghệ thuật không có cái tuyệt đối. Bức ưng ýnhất còn ở những mùa xuân đang tới kia. Những bức ảnh được giải và được treo của mình đến quá nửa là chụp vàomùa xuân. Có lẽ ống kính của mình hợp với những khoảnh khắc của mùa xuân. Trongnhững bức ảnh ấy mình ưng nhất bức “Mong đợi” và “Xuân trên bản tái định cư”.Đặc biệt là “Mong đợi”, đôi mắt của bà lão trong bức ảnh như đang khắc khoảichờ đợi, có cái gì đó vừa xa, vừa gần, buồn đấy mà vẫn hi vọng, mong mỏi.

PV: Ông làmthế nào để cân bằng giữa công việc - nghệ thuật? Năm 2010, ông đặt cho mình mụctiêu gì?

NS. NgọcVinh: Dạo này công việc kinh doanh chiếm hết quỹ thời gian, nhưng cũng cố gắngsắp xếp được vài chuyến du xuân. Mỗi lần gác công việc lại, bỏ ra một vài ngàydành hết tâm trí cho nhiếp ảnh. Mình vẫn nghĩ phải kiếm tìm và giữ lấy những“khoảnh khắc vàng” của mùa xuân Châu Mộc, giữ cho mình, cho con cháu, cho cảnhững người còn yêu mảnh đất Tây Bắc này. Năm nay cũng đang phấn đấu làm saođược một bức dự triển lãm toàn quốc trở lên. Chỉ cần một bức ấy nữa là mình đủđiểm trở thành hội viên Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam. Mục tiêu để phấn đấu vậy thôi.Còn giờ thì hãy cứ sống cho nghệ thuật, sống vì cái đẹp đã.

PV: Chúc ôngđạt được mục tiêu của mình và có thêm nhiều bức ảnh đặc sắc về mùa xuân MộcChâu.

Bài, ảnh:Thành Đạo

Chú thích:

3:Mong đợi-ảnh đạt huy chương bạc Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía bắc năm2007.

6


4: Xuân vềtrên bản Mông: giải khuyến khích liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phíabắc năm 2006

8

5: Sắc xuân


5


6: Đi họcvề- ảnh chụp xuân 2010

3


7: Trận cầuđầu xuân- ảnh chụp xuân 2010

2

8. HOa ban Tây bắc

7


Nguồn tin: ww.dulichmocchau.net

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây