‘ Nguồn ảnh fb bán đồ Mộc Châu
Măng lưỡi lợn thì được làm từ măng củ, món này phải ngâm kỹ, sau đó đun khá lâu trước khi thái thành từng khúc để hầm với chân giò hoặc xương - món ăn truyền thống của nhiều gia đình trong dịp Tết.
Một kinh nghiệm nhỏ để chọn được măng ngon, không lo bị tẩm hóa chất là bạn nên chọn loại măng nhìn hơi xấu mã 1 chút, màu nâu đậm chứ không vàng ươm, mùi măng hơi ngai ngái của khói bếp chứ không quá thơm.
Giá của các loại măng khô này từ 200.000-220.000 đồng/kg.
3. Thịt gác bếp
Thịt gác bếp là là tên gọi chung của 3 loại thịt gồm thịt lợn, thịt trâu, thịt bò thường được người dân nơi đây hun khói, gác trong bếp để ăn dự trữ trong mùa đông lạnh. Bây giờ do nhiều du khách đi qua thích ăn và các quán nhậu dưới xuôi đặt hàng nên món thịt này nhanh chóng trở thành đặc sản và phổ biến.
‘ Nguồn ảnh: vietnam-tuoidep
Quy trình sản xuất của món thịt này chung lại là thịt được thái gần như dọc thớ để sau khi thịt khô có thể xé nhỏ ra dễ dàng. Thịt xiên vào từng chiếc nan tre, được gác vào một chiếc xà hoặc giá trong bếp, ở dưới là bếp than hoa. Thịt chủ yếu chín bằng nhiệt. Thông thường phải mất 1 ngày 1 đêm để món thịt này đạt độ chín mong muốn.
Với bà con dân tộc, món thịt gác bếp này có thể để được trong 1 thời gian khá dài với khí hậu lạnh. Với người miền xuôi, khi món thịt này trở thành thành phẩm, cách bảo quản hữu hiệu nhất là cất vào ngăn đá tủ lạnh để ăn dần. Khi ăn có thể lấy ra quay bằng lò vi sóng khoảng 3-5 phút, hoặc hấp cách thủy, sau đó xé nhỏ, chấm tương ớt ăn rất thơm và ngon.
Gọi là đặc sản của Mộc Châu vì tại đây, với đồng cỏ mênh mông, những đàn gia súc lớn được chăn nuôi thả rông, chúng có nguồn thức ăn phong phú, tươi ngon nên chất lượng của thịt cũng rất tuyệt vời. Ngoài ra, với công thức tẩm ướp khá đặc biệt (thường có thêm gia vị là quả mắc kén, vị đắng nhưng có mùi thơm lạ) đem lại cho món thịt gác bếp nơi đây một hương vị riêng.
Giá của thịt gác bếp tùy loại nhưng thường từ 800-900.000 đồng/kg. Tại một số siêu thị lớn ở Hà Nội, năm nay món thịt gác bếp được coi là một đặc sản đi biếu rất được ưa chuộng.
4. Hoa quả khô
Mộc Châu nổi tiếng với mùa đào, mùa mận tươi. Sau mùa thu hoạch rộ, mận và đào Mộc Châu một số ít đã được chế biến thành hoa quả khổ dạng mứt và ô mai. Trước kia, việc chế biến hai thứ quả này khá đơn giản nên vị ngon của mận, đào phần nào bị mất đi. Thêm nữa, khâu vệ sinh không đảm bảo, bao bì đơn giản không thu hút là những điểm trừ của món hoa quả khô nơi đây.
Mận hậu sấy dẻo, đặc sản không thể bỏ qua
Nhưng thời gian gần đây, dưới sự tài trợ của Pháp, dây truyền sản xuất mận, đào thành ô mai và mứt đã mang tới một diện mạo mới cho hai thứ quả này. Vị ngon ngọt hay chua dìu dịu tự nhiên của những trái đào, mận được giữ nguyên. Bao bì cũng được đóng gói cẩn thận, ghi rõ hạn sử dụng cũng như thành phần, cách chế biến... Chính điều đó tạo nên món đặc sản hoa quả khô ở đây.
Ngoài hai món đặc sản kể trên, món hạt bí nếp cũng là một thứ quà vặt dịp Tết khá thú vị ở vùng đất cao nguyên này, bạn có thể thử qua hạt bí nếp, tuy vẻ bề ngoài không được bóng bẩy nhưng nhân lại bùi bùi, thơm thơm khiến bạn muốn cắn mãi không thôi.
‘ Nguồn ảnh fb bán đồ ăn Mộc Châu
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn