Rêu sông suối là một món ăn từ xa xưa được nhiều dân tộc ưa thích như Thái, Mông, Mường... Theo các già làng, rêu ăn ngon và có khả năng chữa một số bệnh.
Đi lấy rêu tập thể là một nét văn hoá thú vị của người dân tộc Tây Bắc. Khi mùa rêu đến, bà con chọn ngày thích hợp, cả bản nghỉ việc ruộng nương gọi nhau đi đến bãi rêu sông, suối lớn như đi hội. Nhà nào thiếu vắng bị coi là ít phúc lộc mùa vụ.
Người ta đặt rêu lên những tảng đá nhẵn, rộng, dùng thanh tre, gỗ dập, vừa nhặt gốc rêu, sạn, sỏi . Sau đó cho rêu vào xã, khiếng (dụng cụ rửa rau), rửa sạch. Ủ muối nhạt từ 10 đến 15 phút rồi rửa lại, băm nhỏ cho gia vị vào để chế biến thành các món ăn như:
Khay pho: Gia vị gồm: hành, tỏi, mắc khén, gừng, ớt, thì là, lá chanh, củ sả được băm nhỏ, trộn đều với rêu băm cho thêm một lượng muối thích hợp, rồi gói lại bằng lá dong hay lá chuối, vùi vào tro nóng, từ 2 giờ trở lên cho gói rêu chín chậm, khi lá chuối đã khô giòn, gói rêu tròn như quả cam vàng rộm, là rêu đã chín tốt, lấy ra ăn.
Khay pỉnh: Sau khi làm rêu như Khay kho, dùng lá chanh hoặc lá lốt gói nhỏ kẹp thanh tre nướng trên giàn than cao cho chín từ từ. Khi chín thì rán lại bằng mỡ lợn. Riêng dân tộc Mông trong khi chế biến, còn cho thêm trứng gà. Ngày này, người ta cho thêm chút mì chính, khi gói cho thêm lá bắp dẽ (bơ ka) tuỳ ý thích khẩu vị.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn