Nhà Hàng Đông Hải - số 1 Mộc Châu

Loại gạo thần thánh của núi rừng Tây Bắc

Thứ hai - 22/08/2016 11:12
Gạo nếp cẩm có màu tím thẫm, rất được người Tây Bắc ưa chuộng, nó có thể được sử dụng để nấu rượu, nấu thành cơm, gói bánh chưng, hoặc nấu nhuyễn trộn ăn cùng sữa chua.
Loại gạo thần thánh của núi rừng Tây Bắc

Nhiều du khách khi đi du lịch Mộc Châu thường thấy có loại gạo hạt màu tím tím rất lạ. Có khi tưởng là hạt gì hay là gạo nhuộm màu, kỳ thực đây là gạo nếp cẩm hay còn gọi là nếp than, bổ huyết mễ thường được trồng ở ruộng nương của người dân tộc vùng núi phía Bắc. Nếp cẩm là loại gạo có tính ấm, vị ngọt, dễ tiêu hoá, giúp làm ấm bụng. Nếp cẩm có thể chế biến thành nhiều món ngoài nấu cơm ăn bình thường. Ở Mộc Châu, nếp cẩm trở thành món ăn thường thấy trong các gia đình với nhiều cách chế biến khác nhau:

Rượu nếp cẩm

Du khách có dịp lên với đồng bào vùng cao mà chưa thưởng thức hương vị nồng ấm của rượu nếp cẩm thì coi như chưa biết “cái hồn” của Tây Bắc. Không như rượu trắng, rượu nếp cẩm được chế biến rất cầu kỳ và công phu, chẳng khác nào một công trình nghệ thuật.
 
 

Rượu nếp cẩm


Chắt chiu vào lòng bao công sức người dân để có được cái màu đỏ như máu, tràn đầy sinh khí của mùa xuân núi rừng, rượu nếp cẩm được làm từ những hạt gạo cẩm trồng trên nương, hội tụ đủ tinh tuý của trời đất, gió và nắng. Những hạt gạo đỏ tím như mận đầu mùa, không bị vỡ, nát, tưới đẫm sương núi, mưa rừng và vươn mình đón nắng mặt trời qua 6 tháng tuổi. Gạo làm rượu không được sát bằng máy vì như vậy sẽ mất đi lớp vỏ màu đỏ của hạt
 
Người vùng cao cho gạo cẩm vào ninh nhừ khoảng 1 tiếng để hạt gạo mềm và chín nhừ. Thế nhưng, thật tài tình khi hạt cơm cẩm không hề nát, trong lòng vẫn giữ được hương vị của nắng, của gió và mồ hôi tần tảo của người lao động.

Cơm cẩm nấu xong sẽ được dỡ ra khỏi niêu để nguội và cho vào nồi đất lên men rồi ủ ấm. Cơm để một ngày sẽ nhừ và dậy vị ngọt như chè nhưng hương vị đồng quê, cái ngào ngạt của hương đất, hương hoa núi rừng vẫn không phai nhạt. Trẻ con trên bản thường thích tụ tập ăn cơm cẩm nắm, còn nóng và dẻo ngọt. Già bản, trai làng thường có thói quen ủ cơm ( lúc này đã thành rượu ) rất lâu trước khi mời bạn bè và người thân thưởng thức thay cho “cái bụng” chân thành của người dân nơi rẻo cao, trập trùng núi biếc.

Nếp cẩm có thể dùng làm bánh trưng, làm rượu hoặc ủ men để ăn với sữa chua như món sữa chua nếp cẩm nổi tiếng. Xôi hoặc cơm rượu nếp cẩm cũng cho công dụng bổ huyết, trừ giun sán, kích thích tiêu hóa… Đặc biệt, ăn nhiều nếp cẩm cũng có thể giúp phụ nữ phòng ngừa chứng thiếu sữa hoặc thiếu sắt sau sinh.

Bánh Chưng nếp cẩm
Không giống bánh chưng nếp cẩm ở xuôi gói bằng gạo nếp thường nhuộm lá cẩm. Bánh chưng của đồng bào Thái Tây Bắc được gói bằng gạo nếp cẩm. Và cách gói cũng khác, thường là gói bánh dài, hình ống tựa như cây giò, hoặc gói hình tam giác, gần giống bánh sừng bò.

Bánh chưng nếp cẩm có thể tìm thấy ở Mộc Châu ở các bản làng người Thái, như bản Áng, hoặc có thể mua ăn tại các nhà hàng 70, 64.
 

bánh chưng nếp cẩm


Sữa chua nếp cẩm
Đã trở thành món ăn chơi đặc trưng của cao nguyên Mộc Châu, du khách nào khi đến Mộc Châu cũng muốn thưởng thức thử. Người ta nấu nếp cẩm bằng cách ninh gạo thật lâu trên bếp nhỏ lửa cho nhừ và nhuyễn, nó nửa như cơm nhão và nửa như cháo đặc. 

Để nguội người ta cho nếp cẩm xuống đáy cốc và đổ sữa tươi đã trộn men chua lên trên, sau vài tiếng là có cốc sữa chua nép cẩm thơm ngon. Cũng có người làm sữa chua trước, sau đó mới múc nếp cẩm cho lên trên.

Món ăn chơi nhưng nấu cũng khá cầu kỳ.
 

sữa chua nếp cẩm Mộc Châu
Nhãn



Giá trị dinh dưỡng cao

Nếp cẩm là loại gạo có hàm lượng dinh dưỡng cao. So với các loại gạo khác thì hàm lượng protein trong gạo nếp cẩm cao hơn 6,8%, chất béo cao 20%, ngoài ra còn có carotene, 8 loại axit amin và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể.

 

Phòng bệnh thiếu máu do thiếu sắt

Lượng chất sắt trong gạo nếp cẩm rất cao. Do vậy, ăn gạo nếp cẩm thường xuyên có thể phòng trị bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt. 

 

Hạ huyết áp

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh nếp cẩm giúp giảm lượng cholesterol có trong máu mà không có bất kỳ phản ứng phụ nào. Bạn cũng có thể ăn nếp cẩm thường xuyên để giúp ổn định huyết áp.

Tốt cho bệnh nhân tim mạch

Đó là kết luận của các nhà khoa học người Mỹ. Nghiên cứu đã chỉ rõ men của gạo nếp cẩm có chứa hai hoạt chất lovastatine và ergostérol giúp hạn chế tình trạng tái tai biến tim mạch và gia tăng tỷ lệ tái tạo mạch máu sau phẫu thuật cho những bệnh nhân bị tai biến mạch máu não. Điều đáng ghi nhận là thuốc được điều chế từ men nếp cẩm không gây phản ứng phụ và không làm thay đổi huyết áp như các loại thuốc tim mạch khác.

Gạo nếp cẩm - vị thuốc Đông y

Gạo nếp cẩm nấu xôi là liều thuốc hữu hiệu dành cho người yếu bao tử, nhất là những người bị viêm loét bao tử không thể tiêu thụ cơm tẻ.

Do hạt nếp chứa nhiều chất xơ không hòa tan, nên nó có tác dụng đề phòng một số bệnh như ung thư tuyến tính, trực tràng…

Giá trị như vậy, cho nên khi du lịch Mộc Châu, hãy tìm mua một vài kg gạo nếp cẩm về dùng. Bạn có thể tìm mua gạo tại các siêu thị đặc sản Mộc Châu như: Mộc Châu Farm hoặc Thảo Nguyên Farm hay các cửa hàng dọc quốc lộ 6 tại Cao nguyên Mộc Châu, Sơn La 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây