Nhà hàng xuân bắc 181

Bánh dày trong đời sống người Mông

Thứ hai - 10/01/2011 17:15

Bánh dày người Mông

Bánh dày người Mông
Cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) những ngày này hoa mận, hoa đào đã chớm nở trên khắp các nẻo đường tới bản làng báo hiệu mùa xuân về. Tết của người Mông năm nay đúng ngày 5-1 (mồng 1 tháng 12 âm lịch).
 

Từ chiều 30 tết, bản Pa Kha (xã Loóng Luông, Mộc Châu) đã nhộn nhịp tiếng chày giã bánh giầy, một món bánh không thể thiếu trong dịp lễ tết của người Mông. Tìm hiểu về món bánh này, chúng tôi đã theo chân chị Sồng Thị Mỹ (32 tuổi) khi nhìn thấy chị đang vác trên người một máng gỗ về nhà.
 

giã bánh dày

Người Mông quan niệm hai cái bánh giầy tròn tượng trưng cho Mặt trăng, Mặt trời - là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài trên Trái đất. Vì thế trong những ngày tết của người Mông không thể thiếu món bánh này.

Người Mông quan niệm hai cái bánh giầy tròn tượng trưng cho Mặt trăng, Mặt trời - là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài trên Trái đất. Vì thế trong những ngày tết của người Mông không thể thiếu món bánh này.

Căn nhà chị mờ khói vì đang đun nồi gạo nếp. Cái máng gỗ được đặt ở giữa nhà. Hai chiếc chày gỗ được xếp gọn trong máng để chực giã.

Tranh thủ đợi nồi cơm nếp chín, chị Mỹ lau từng tàu lá chuối và chiếc mẹt cho sạch. Lũ trẻ con trong bản nháo nhác, đùa vui chờ xem người lớn giã bánh giầy. Còn chúng tôi cũng thấy lạ lẫm và hồi hộp vì lần đầu tiên được chứng kiến cảnh làm bánh giầy của người Mông vào đúng dịp tết.

Sau hai giờ đun, cơm nếp cũng chín. Chị Mỹ nhanh tay dùng thìa xới và đổ vào máng gỗ. Bốn người đàn ông khỏe mạnh cùng phụ giúp chị thay nhau giã. Tiếng chày gỗ vang lên bồm bộp, bình bịch, êm ru và dứt khoát từng hồi. Cứ một hồi giã, mọi người lại thay phiên nhau, lúc thì hai nam hai nữ hoặc cả nữ và nam. Hết giã lại chuyển sang siết bánh cho chặt và nhuyễn.

gia banh day2


 

cách làm bánh dày

Mùi bánh tỏa hương thơm phức. Trẻ con đứng bên ngoài tíu tít, chạy quanh cổ vũ. Càng về cuối, mọi người giã càng đều và mạnh tay. Khi cơm nếp đã nhuyễn, láng lòng trắng trứng gà và không dính thì được đổ ra mẹt. Cứ thế chỉ sau gần một giờ với hai lần giã, nồi cơm nếp cũng cạn đáy.

Vừa đổ cơm nếp vào máng vừa giã bánh - Ảnh: Tiến Thành Khi bánh nhuyễn sẽ được bốc sang mẹt tre - Ảnh: Tiến Thành Chị Sồng Thị Mỹ cùng con trai Mùa A Lếnh nặn bánh giầy - Ảnh: Tiến Thành

Chị Mỹ cùng con trai Mùa A Lếnh (15 tuổi) nặn và gói bánh. Mẹ nặn, con gói. Từng chiếc bánh ban đầu như quả địa cầu nhỏ xinh, rồi được ép dẹt trên tàu lá chuối. Chốc chốc, hai mẹ con đã làm xong mấy chục chiếc, chất đầy những chiếc bánh xanh trong chiếc mẹt tre.

Nở một nụ cười tươi rói, chị Mỹ mời chúng tôi thử một chiếc bánh. Tò mò và thưởng thức một miếng, thấy vị dẻo và thơm nức trong cuống họng. Thật lạ, chiếc bánh không có gia vị nhưng khi ăn lại không thấy nhạt mà chỉ thấy vị béo, vị bùi.
 

1294748106 nv



Và lạ hơn khi trên đường về Hà Nội đầy sương mù và gió lạnh, nhưng cặp bánh mà chị Mỹ biếu vẫn không bị đông cứng, trái lại đượm mùi nếp nương, mùi lá chuối non và đem rán thì bánh nở phồng, thơm ngon, ăn mà không thấy chán.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây