Nhà Hàng Đông Hải - số 1 Mộc Châu

Kinh nghiệm chi tiết dành riêng cho Phượt thủ khi lên Mộc châu (Phần 2)

Thứ hai - 05/12/2016 04:43
“Kinh nghiệm chi tiết dành riêng cho Phượt thủ khi lên Mộc châu”, hiểu rõ Mộc châu ở đâu, cung đường đi ra sao và nên đi như thế nào.
Kinh nghiệm chi tiết dành riêng cho Phượt thủ khi lên Mộc châu (Phần 2)

Đi Mộc Châu bằng xe máy: bạn dọc theo quốc lộ 6 “mới”, từ trung tâm Hà Nội tới trung tâm huyện Mộc Châu khoảng 187km.

Xem phần 1 tại đây

Có hai đường chạy ra quốc lộ 6:

   Đi thẳng Nguyễn Trãi, Thanh Xuân (hướng đi Hà Đông) hoặc chạy dọc đường Láng Hòa Lạc rồi cứ thế dọc theo quốc lộ 6 (xem hình). Hầu hết là đi thẳng, nhưng có vài chỗ ngã 3 bạn cần chú ý: đoạn rẽ vào thủy điện Hòa Bình (chỗ này có gốc cây đa lớn giữa đường thì rẽ tay trái) và một chỗ nữa (một hướng đi Thanh Hóa, 1 hướng Mộc Châu). Tốt nhất cứ đến ngã 3 bạn chịu khó dừng lại và hỏi thăm, tránh lạc đường phải vòng lại mất công.

1

   Đường đi phượt Mộc Châu: Hướng từ trung tâm Hà Nôi tới Hà Đông, Xuân Mai. Bạn cứ đi thẳng không rẽ ở các ngã 3.

2

   Tới Xuân Mai - Hòa Bình bạn chạy dọc theo quốc lộ 6, lần lượt qua Cao Phong và Mai Châu

3

  Đường đi phượt Mộc Châu: Qua Cao Phong tới Tân Lạc (bạn rẽ phải ở đoạn cây xăng), qua Tân Lạc là bắt đầu đoạn đèo dốc.

   Các bạn lưu ý bản đồ có phân biệt rõ “quốc lộ 6 cũ” và “quốc lộ 6 mới” nhé! (Đường chúng ta đi là đường quốc lộ 6 mới – quốc lộ 6 cũ là đoạn rẽ vào thành phố Hòa Bình).
Đoạn này cảnh rất đẹp, một bên là núi đá và một bên là vực. Bạn có thể thấy nhà sàn hai bên đường đi, những đoạn mây mù bao phủ cả đỉnh núi, những thung lũng dưới vực sâu hay khu chợ bán phong lan, ngô, đồ rừng bên sườn đèo và rất nhiều cảnh quan “đặc trưng Tây Bắc” khác.

Lưu ý: Đường quốc lộ 6 đã được cải tạo, đường đi rất đẹp, nhưng có một đoạn nối từ huyện Cao Phong và Tân Lạc - Tỉnh Hòa Bình, đường đang thi công, có hơi nhấp nhô 1 chút nên các bạn cẩn thận đoạn này

4

   Đường đi phượt Mộc Châu: Ở cuối đoạn đèo dốc bạn sẽ qua đoạn “cột cờ”, trung tâm huyện Mai Châu. Đứng trên khu cột cờ này bạn có thể nhìn xuống thung lũng Mai Châu - Hòa Bình.

* Một số điểm thăm quan nổi bật của Mộc Châu.

Bản Pa Phách
Đường hoa mùa xuân vào bản Pa Phách
Pa Phách là bản của người Mông thuộc xã Đông Sang, phía tây Mộc Châu (Sơn La). Pa Phách lọt giữa thung lũng và khá tách biệt với thế giới bên ngoài bởi đường xá khó khăn. Có lẽ vì thế mà nơi đây dù cách thị trấn không xa vẫn còn nguyên nét hoang sơ. Những ngày xuân này, nơi đây bừng sáng bởi màu trắng tinh khôi của những bông mận.
Đường lên Pa Phách khá hiểm ,vượt qua liên tiếp những con dốc dựng đứng toát mồ hôi ,khi lên đến đỉnh nhìn xuống thấy một thung lũng ngợp trời màu xanh của mận , đào… vài mái nhà người Mông ẩn hiện giữa rừng cây . Ngó sang bên này thấy Cao nguyên Mộc Châu trải rộng tít tắp cũng đầy ắp màu xanh của cỏ non,ngô non,vài đàn bò sữa nhẩn nha gặm cỏ
Lối rẽ vào Pa Phách
Do địa hình nằm giữa 2 dãy núi nên Pa Phách được thắt mở cao dần tạo nên 3 bản Pa Phách của người Mông xanh .Khí hậu nói chung mát mẻ trong lành ,có nhiều rừng bao quanh và đặc biệt khi chiều buông là sương mù vây kín dày đặc như lạc trong biển sương vậy.

cai moc chau 2016 7

Rừng thông Bảng Áng
Rừng thông Bảng Áng hay được gọi là khu đồi thông già: Nơi đây rất gần thị trấn và khá lý tưởng để cắm trại, picnic. Nằm trên cao nguyên Mộc Châu (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La), bản Áng không chỉ có khí hậu trong lành, mát mẻ; cảnh sắc thơ mộng, hữu tình mà còn lưu giữ kho tàng văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái.
Từ thị trấn nông trường Mộc Châu, bạn đi theo quốc lộ 43 khoảng 2km về phía nam sẽ đến bản Áng. Nhìn từ trên cao, bản Áng đẹp như một bức tranh thủy mặc với những nếp nhà sàn truyền thống nằm thấp thoáng, ẩn hiện dưới bạt ngàn tán lá xanh tươi. Cạnh bản là hồ nước tự nhiên có diện tích 5ha được bao quanh bởi rừng thông xanh trồng trên những đồi đất feralít nâu đỏ. Phía xa xa, khung cảnh cao nguyên Mộc Châu, nhất là vào mùa xuân, với những đồi chè, đồng cỏ xanh mướt, hoa ban, hoa mơ, hoa mận nở trắng rừng dường như đã tô điểm cho vẻ đẹp bản Áng thêm lung linh, thơ mộng.
Bản Áng là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Thái. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt (chè, cải, ngô, lúa), chăn nuôi và thủ công truyền thống (dệt thêu thổ cẩm, đan lát, đệm bông gạo). Tuy nằm giáp thị trấn Mộc Châu nhưng cư dân bản Áng vẫn bảo tồn nguyên vẹn bản sắc văn hóa dân tộc đặc thù như kiến trúc nhà sàn truyền thống, trang phục, những làn điệu dân ca cổ, trò chơi dân gian, những lễ hội đặc trưng …Đến bản Áng, bạn sẽ có dịp trải nghiệm nếp sống hàng ngày cùng dân bản (ở nhà sàn, nằm đệm bông gạo, lên đồi hái chè, xuống suối bắt cá…); khám phá khung cảnh núi rừng Tây Bắc, đặc biệt là cưỡi ngựa dạo chơi rừng thông bản Áng và thưởng thức các món đặc sản địa phương như: rượu cần, cơm lam, pa pỉnh tộp (cá nướng), thịt hun khói, bê chao, “xôi tình yêu, rượu men lá, cá ống tre”, các món từ rau rừng…

121479351152 0967

Thác Dải Yếm
Thác Dải Yếm (hay thác Nàng, thác Bản Vặt) thuộc xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Có cái tên dịu dàng như vậy bởi nhìn từ xa, thác như một 'dải yếm' hững hờ nối trời và đất. Thác Dải Yếm là một trong những danh thắng của Mộc Châu. Từ trung tâm thị trấn Mộc Châu, đi xuôi về phía Sơn La, đến ngã ba đi cửa khẩu Lóng Sập thì rẽ. Từ đây, đường tách biệt hẳn với quốc lộ 6, đi chừng 5 km là tới.
Để vào thác, bạn phải đi bộ xuyên qua cánh rừng thưa. Đường đã được làm lại dễ đi hơn, không còn cảnh phải bò xuống suối như cách đây vài năm. Hết con đường bê tông nhỏ, đã nghe tiếng thác nước ầm ào xa xa. Xuống vài bậc tam cấp, sau khúc quanh, khoảng không gian mở ra trước mặt và dòng thác từ trên cao như dải lụa mềm đổ xuống lòng sông.
Thác Dải Yếm đẹp nhất vào tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, bởi lúc này lượng nước đổ về nhiều, toàn bộ thác rộng 70m là một màn nước trắng xóa, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.

Thác Dải Yếm

Động Sơn Mộc Hương (Hang Dơi)
Hang Dơi nằm về phía Đông-Bắc của thị trấn Mộc Châu với diện tích là 6.915 m2. Từ Hà Nội lên Sơn La theo quốc lộ 6 di tích nằm ngay trung tâm thị trấn Mộc Châu ở dãy núi phía bên tay phải cách đường quốc lộ 6 là 165 m. Từ quốc lộ 6 lên tới hang ta phải leo 240 bậc là tới cửa hang. Đường tới hang được tạo dáng uốn khúc, uyển chuyển làm dịu đi nỗi mệt khi du khách phải đi lên cao.
Tương truyền rằng: Từ thủa xa xưa có một con rồng thiêng bay về biển đông. Khi bay qua vùng đất này, thấy núi non hùng vĩ đất đai trù phú, khí hậu mát mẻ, cảnh trời thanh bình rồng muốn cư ngụ tại đây bèn hạ xuống ẩn mình trú ngụ tại nơi đây. Ngày nay dãy núi uốn lượn bao quanh thung lũng có những màu sắc huyền bí : trắng ngần trong lúc ban mai, xanh biếc vào buổi trưa, rực hồng trong buổi chiều, tím biếc khi hoàng hôn, đó chính là thân rồng. Khi rồng hóa đã cảm ơn mảnh đất đã nuôi dưỡng rồng và dã nhả ra 7 viên ngọc để trả ơn mảnh đất đã nuôi dưỡng mình (đó chính là 7 quả núi nhỏ dưới thung lũng ngày nay) miệng rồng quy về hướng Nam nhìn xuống 7 viên ngọc, đây cũng chính là cửa Hang Dơi.

hangdoi 12

Ngũ Động Bản Ôn
Ngũ Động nằm sâu trong những hẻm núi của bản Ôn (Mộc Châu) khá tách biệt với bên ngoài. Do đường vào Ngũ Động còn nhiều khó khăn nên vẫn giữ được nét đẹp hoang sơ hiếm có.
Quần thể ngũ động bao gồm bốn động chính nằm trên một quả đồi và một động nằm độc lập phía đồi bên canh. Năm hang động được ví với thuyết ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Hệ thống nhũ đá lung linh với nhiều hình thù độc đáo, được kết tinh qua hàng ngàn năm. Trong đó có động 3 là sâu rộng nhất và cũng là động duy nhất được trang bị hệ thống điện nhờ máy phát nhưng cũng chỉ được sử dụng vào các dịp lễ, chính vì thế bạn cần trang bị đèn pin khi tham quan động.

Đồi chè Mộc Châu
Cao nguyên Mộc Châu vốn nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt, trải dài tít tắp suốt qua những quả đồi. Chè ở đây được trồng khắp nơi, xen lẫn với những ngôi nhà bé xinh. Đâu đó với những hàng hoa tầm xuân, hoa giấy đang nở rộ trong mờ ảo sương khiến khung cảnh trở nên mơ màng.

con dieu gi ban chua biet ve moc chau 4

Đồi chè Trái tim nằm trên đường đi Ngũ Động Bản Ôn
Khu vực Đồi chè trái tim nằm trên đường đi Ngũ Động Bản Ôn, cách Thị trấn Nông trường Mộc Châu khoảng 15km. Từ khách sạn công đoàn đi theo hướng về phía chợ 70, qua chợ khoảng gần 1km thì bên tay trái có 1 đường rẽ đi Ngũ Động, cứ đi thẳng cho đến khi gặp biển rẽ vào Ngũ Động Bản Ôn thì rẽ vào, đi khoảng 2km thì thấy đồi chè ngay bên tay phải
đồi chè chữ S, với vô vàn các đồi chè, thật khó để có thể lựa chọn cho mình một địa điểm để có những bộ ảnh thật ưng ý. Gần nhất với thị trấn là đồi chè ở ngay phía sau nhà máy chè, cách khách sạn Công Đoàn khoảng 3km. Trên đường vào Ngũ Động Bản Ôn là con đường có nhiều đồi chè đẹp mắt với những hình dáng lạ như hình chữ S, hình sóng lượn, hình trái tim... Xa hơn chút nữa, khu đồi chè Tân Lập cách Thị trấn Nông Trường khoảng gần 20km.

con dieu gi ban chua biet ve moc chau 3


KPH Nhung diem chup anh dep mua thu mien Bac moc chau 2

Nguồn tin: internet

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây