Du lịch Mộc Châuhttps://dulichmocchau.net/uploads/logo-dlmc.png
Thứ tư - 12/08/2009 21:15
Kể cả những người chưa tìm được “một nửa” hay những người tới đây chỉ để suy ngẫm về tình yêu cũng cảm thấy được chia sẻ và được sống trong một bầu không khí của tình yêu hồn nhiên vùng núi Tây Bắc hùng vĩ.
Ở miền Bắc, hầu hết mọi người đều mới chỉ biếtđến Mộc Châu với đặc sản sữa bò, ít ai biết rằng ở mảnh đất cao nguyên này còncó một chợ tình rất đặc sắc vẫn còn giữ nét nguyên sơ diễn ra vào dịp đầu tháng9 hằng năm
Thị trấn cao nguyên Mộc Châu (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) cách thủ đô Hà Nội200 km về hướng Tây dịp này trở thành điểm hẹn của những cặp nam nữ thanh niênngười Mông đến từ 14 tỉnh miền núi phía Bắc trải dài cho đến tận Nghệ An. Họđến đây để hò hẹn, giao duyên và tìm “ý trung nhân”. Mộc Châu bỗng trở nên rựcrỡ sắc màu và trở thành “vườn địa đàng” của những đôi đang yêu. Kể cả nhữngngười chưa tìm được “một nửa” hay những người tới đây chỉ để suy ngẫm về tìnhyêu cũng cảm thấy được chia sẻ và được sống trong một bầu không khí của tìnhyêu hồn nhiên vùng núi Tây Bắc hùng vĩ.
Chợ tình còn nguyên bản sắc Nếu như chợ tình Khau Vai (Hà Giang) và chợ tình Sapa (Lào Cai) đã trở nên quáquen thuộc với nhiều người thì chợ tình ở Mộc Châu lại vẫn chưa bị... “chợ”hóa. Nhưng có lẽ đó lại là một may mắn cho chợ tình ở mảnh đất cao nguyên này.Không nổi tiếng và ồn ào, nên chợ tình Mộc Châu xem ra còn khá nguyên sơ cáidáng vẻ ban đầu và giữ đúng được cái chất của một chợ tình đúng nghĩa. ChịNguyễn Kim Oanh, một người dân đã sống hơn 30 năm ở khu vực trung tâm của chợtình Mộc Châu, nói: “Từ hồi tôi còn bé tí tẹo, tôi đã thấy người Mông họp chợtình ở đây. Khi tôi lớn lên vẫn thấy khu chợ tình nguyên như vậy. Bây giờ cứmỗi dịp chợ tình họp, tôi lại thấy rộn ràng. Dù không phải là người Mông nhưngtôi cũng xúng xính váy xòe hoa để đi dạo quanh chợ tình”.
Người Mông trước đây thường cư trú trên những ngọn núi cao chót vót và sống ducanh du cư. Không những vậy, địa bàn sinh sống của tộc người này trải rộng ởrất nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trường Sơn. Sống phiêu du là vậy nhưngtừ hàng trăm năm qua, có một điều vẫn chưa từng thay đổi trong tập quán sinhhoạt văn hóa của người Mông: Đến Mộc Châu họp chợ tình vào dịp đầu tháng 9. Cảtrăm năm nay, chuyện chợ tình họp đã diễn ra như một thông lệ đến hẹn lại lênvà cũng chẳng ai còn bận tâm tìm hiểu xem chợ tình bắt nguồn từ đâu và hìnhthành từ khi nào. Còn những nhân vật chính của chợ tình - những người Mông -đương nhiên là chuẩn bị rất kỹ lưỡng để chờ đến thời điểm diễn ra chợ tình. Từhằng tháng trước khi diễn ra chợ tình, các cô gái tuổi 15-17 đã chuẩn bị nhữngbộ váy xòe đẹp nhất mà mình có. Còn các chàng trai thì luyện những điệu khènhay nhất để thể hiện tình yêu với cô gái lọt vào mắt xanh của anh ta trong haiđêm họp chợ tình. Bây giờ trai Mông biết chơi khèn đã ít đi nhiều nhưng tất cảđều phải thể hiện được một tài lẻ gì đó trước khi nghĩ đến chuyện chiếm đượctrái tim của cô gái Mông.
Xuống núi bắt vợ, lên non tìm tình Có đến hàng vạn người Mông đổ về Mộc Châu trong 3 ngày 2 đêm diễn ra chợ tình.Người Mông là dân tộc nổi tiếng với tập quán bắt vợ- phong tục cổ xưa đã đượcnhà văn Tô Hoài kể trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Qua một thông dịch viên tiếngMông là cậu bé Sùng Tân, tôi được gặp ông cụ Sùng Luông- người đàn ông Mông đãbước qua tuổi 70- cũng có mặt ở chợ tình. Ông Sùng Luông kể: “Ngày xưa thờiPháp thuộc, diễn ra nhiều cảnh bắt vợ ở chợ tình. Nhưng bắt vợ cũng có haidạng, một dạng là có sự thỏa thuận ngầm của cả hai bên, một dạng là gặp ngườimình thích, chàng trai Mông cứ bắt về làm vợ không cần biết cô gái có thíchmình hay không”. Người Mông có hai dịp bắt vợ là dịp đầu năm mới và dịp diễn rachợ tình này. Sau khi đã bắt được vợ, gia đình chú rể đem cô dâu bắt được racúng ma nhà mình. Khi đó thì cô dâu không còn cách nào khác là phải ưng thuận ngườivừa bắt mình về làm vợ. Giờ đây tập tục bắt vợ không còn phổ biến như trước đâynhưng người Mông vẫn là một trong số ít những dân tộc có “phong cách” yêu hếtsức hồn nhiên và kỳ lạ. Một cặp đôi người Mông chỉ mất khoảng 3 ngày để từnhững người xa lạ trở thành vợ chồng.
Từ khi con đường từ Hà Nội lên miền Tây Bắc không còn xa xôi cách trở, nhất làvài năm trở lại đây những người không phải dân tộc Mông cũng bắt đầu biết đếnlễ hội này. Nếu như những chàng trai Mông phải băng rừng, vượt suối hạ sơn đếnđể bắt vợ, thì những nam, nữ thanh niên từ dưới xuôi lên cũng lấy chợ tình trênlàm cái cớ để... tìm người yêu. Nguyễn Kim Nhật, anh chàng sinh viên ĐH Giaothông Vận tải, đến chợ tình lần đầu tiên cùng một nhóm bạn trong lớp. Lần đâutiên nhìn thấy người Mông thể hiện tình cảm rất hồn nhiên, Nhật nhận xét:“Người Mông yêu bằng cảm nhận và không quá nghĩ ngợi đến việc người mình lựachọn có hoàn cảnh thế nào, thân thế ra sao. Đó là điều mà nhiều người sốngtrong xã hội hiện đại vẫn đưa vào tình yêu quá nhiều tính toán cần phải họctập”. Rất nhiều bạn trẻ khi lên với thị trấn cao nguyên Mộc Châu dù không tìmthấy tình yêu cho riêng mình thì tất cả đều có những cảm nhận riêng về tìnhyêu. Những chuyện tình “ba đèo, chín suối” Chợ tình Mộc Châu vừa là nơi hò hẹn, gặp gỡ nhưng cũng là nơi chứng kiến rấtnhiều câu chuyện tình ly kỳ. Một đôi trai gái gặp nhau ở chợ tình hay trao chonhau những tín vật, rồi hẹn năm sau đúng ngày đó gặp lại. Nếu vẫn còn nhớ đếnnhau, đôi trai gái Mông sẽ vẫn giữ kỷ vật và tìm đến nhau vào phiên chợ sangnăm. Đó cũng là một khoảng thời gian thử thách với tình yêu của cả hai người.Vậy nhưng, không phải ai cũng được toại nguyện với tình yêu của mình dù họ thựchiện đúng cái quy ước bất thành văn kia.
Anh Sùng A Kim, một người đàn ông đãngoài tứ tuần, đến từ huyện Sapa (tỉnh Lào Cai) có mặt chợ tình Mộc Châu trướcmột ngày. Bắt gặp anh ngồi lặng lẽ trên con dốc gần chợ trung tâm thị trấn nhìndòng người đi lại bằng ánh mắt buồn, tôi tò mò tiến đến hỏi chuyện. Anh Sùng A Kimnói tiếng Kinh không sõi lắm nhưng tôi vẫn hiểu được câu chuyện buồn mà anh kể.Anh Kim từng tìm thấy được tình yêu của mình chính tại con dốc này khi anh 18tuổi, tức là đã 22 năm trước. Khi ấy, anh Kim đã lặn lội hơn 200 km đường núihiểm trở để đến chợ tình. Có lẽ câu ca dao “mấy sông cũng lội, mấy đèo cũngqua” để tìm người yêu quá đúng với người Mông ở Tây Bắc và càng đúng trongtrường hợp của anh Kim. Họ đã trao cho nhau kỷ vật, nhưng đã 22 năm trôi quaanh Kim vẫn không thể gặp lại cô gái năm nào. Sùng A Kim đã lấy vợ năm 23 tuổi,5 năm sau ngày bặt vô âm tín từ cô gái anh yêu. Giờ anh đã có 4 mặt con với vợnhưng anh vẫn mang theo kỷ vật năm nào đến chợ tình này và chờ đợi một ngày sẽgặp lại “cố nhân”.
Những người đến chợ tình, được phép gặp lại người cũ, thậm chí nếu hai ngườiyêu nhau không thể đến với nhau họ còn có thể “dành cho nhau một đêm” để rồisau đó lại trở về với gia đình mình. Tôi chợt hỏi Sùng A Kim: “Nếu gặp lại côgái năm xưa, anh có tạm thời quên vợ con để ở bên cô gái ấy một đêm?”. A Kimthật thà nói: “Không được đâu. Mình là người đã có gia đình rồi. Mình muốn gặplại bạn cũ để xem nó sống có vui không thôi, xem nó có hạnh phúc như mình khôngthôi. Nếu nó cũng vui, cũng sướng như mình thì mình cũng vui mà”. Cái lý lẽ ấycủa Sùng A Kim sao mà giống tư tưởng “cầu em được người tình như tôi đã yêu em”của Puskin đến vậy.
Giữ bản sắc cho chợ tình Với người Kinh, chợ tình của dân tộc Mông có thể còn xa lạ nhưng với người Môngchợ tình Mộc Châu là vườn địa đàng của cộng đồng dân tộc này. Chỉ có điều, vớisự phát triển của du lịch, dịch vụ, nguy cơ khiến chợ tình Mộc Châu mất đi bảnsắc vốn có của nó. Tỉnh Sơn La và huyện Mộc Châu đã tổ chức hội chợ thương mại-du lịch Mộc Châu thường niên song hành cùng dịp diễn ra chợ tình. Du khách đổvề Mộc Châu ngày một nhiều nhưng nếu không phân biệt rõ chợ tình và việc pháttriển du lịch, dịch vụ cũng như thương mại thì nguy cơ chợ tình duy nhất còngiữ được bản sắc sẽ mai một trong tương lai không xa là điều có thể nhìn thấy.