Tục thờ cúng và kiêng kỵ
Mâm cơmđược dọn ra gồm: thịt gà nướng, thịt bò khô, thịt lợn rang, thịt lợn nướng,canh rau cải, bánh dày rán. Ông Giàng A Pàng (Trạm trưởng trạm y tế xã LóngLuông) rót ra 3 chén rượu mới cất còn thơm nồng vị ngô. Nâng chén rượu chúc xuân ôngbắt đầu giới thiệu về cái tết của người H’Mông mình:
Người Môngăn tết trước người kinh một tháng, chiều 30 các gia đình niêm phong tất cả dụngcụ lao động trong năm bằng tiền giấy rồiđưa vào bàn thờ,việc làm này gọi là trả công, trả ơn cho các dụng cụ ấy. Bànthờ của người Mông được đặt chính giữa căn nhà 3 gian, đối diện với cửachính. Tối 30, người Mông làm một bữa cơm cúng ma nhà và tổ tiên. Trênbàn thờ có 2 bát hương, một cho ma nhà đặt ở gần hướng mặt trời mọc, một cho tổtiên đặt bên phía mặt trời lặn. Bữa cơm cúng ma nhà bao giờ cũng thịt một congà trống, người chủ gia đình cắt tiết ngay cạnh bàn thờ, vặt một túm lông ở cổquết một chút tiết rồi dán lên tiền vàng (Một tờ giấy đỏ hình chữ nhật bên trêndán tờ giấy vàng nhỏ hơn hình quả trám) trên bàn thờ. Mâm cơm cúng bao giờ cũngcó 2 bát cơm, một con gà luộc, 5 thẻ hương, 2 chén rượu, tiền giấy và nhất làbánh dày. Người chủ gia đình sẽ thắp hương rồi lần lượt gọi tên từng ngườithuộc 3 thế hệ đã khuất về ăn tết. Lời cúng đại loại như sau: “Hôm nay tết 30rồi, con làm tết , thịt gà, thịt lợn, nấu rượu, con chưa ăn, mời tổ tiên về ăntrước để bảo vệ mùa màng, con cái, gia súc, gia cầm...”. Chỗ tiền vàng còn lại được dán vào các vị trí kháctrong nhà: cột nhà, bếp lò, cửa... Trong tín ngưỡng truyền thống, thì néttương đồng của người Mông với các dân tộc khác là cứ mỗi độ xuân về, người dântộc Mông dù làm ăn ở xa cũng nhớ ngày Tết cổ truyền của mình mà về thắp hươngtổ tiên, mong các cụ phù hộ cho gia đình luôn mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi.
Đêm giaothừa cả nhà cùng thức đợi năm mới( tiếng gà gáy đầu tiên), khi đó chủ nhà cùngnổ súng, đốt pháo, sau đó ra mó xin thần nước cho lấy nước về(lấy lộc), nướclấy về được cho lên cân tiểu ly để cân, so với nước cũ, nếu lượng nước nhiềuhơn nước cũ trong nhà thì năm đó gặp nhiều may mắn.
Sáng mùng1, đàn ông dạy sớm làm bữa cơm sáng, cho lợn, cho gà ăn, không được gọi phụ nữdậy. Đặc biệt từ mùng 1-3, người Mông cho lợn gà ăn ngô mà không cho ăn rau cỏ,họ quan niệm rằng đó là cho lợn, gà ăn những thức ăn ngon nhất. Trong ngày mùng1, mọi người trong nhà cũng không được ngủ, nếu ngủ nghĩa là đất sẽ đè lên ngô,không được ăn rau vì nếu làm nương sẽ có nhiều cỏ, không được đổ nước vào trongnhà, không thổi lửa nếu không năm đó sẽ bão nhiều, mất mùa. Người Mông cũngkiêng không tiêu tiền, không cho ai hoặc xin ai bất kì cái gì, không hót rác,gội đầu, không ăn cơm chan. Người Mông cũng có phong tục chúc tết như ngườiKinh, họ không chọn người xông nhà nhưng nếu phụ nữ đến chúc tết phải đi cửaphụ.... Tất cả những sự kiêng kỵ ấy đều nhằm mục đích cầu cho năm mới mưa thuậngió hòa, mùa màng tốt tươi, gặp nhiều may mắn.
Người Môngthờ cúng, chúc tết và ăn tết từ 1-3. Từ mùng 4 trở đi người ta bắt đầu chơitết.
Thú chơi tết
Trời vềchiều, tết năm nay bản Tà Phình không có sương mù bồng bềnh xà xuống những nếpnhà trong bản, lẫn trong đám khói bảng lảng bốc lên từ những nóc nhà, không cócái lạnh của núi rừng ngấm vào từng thớ thịt. Ánh nắng trải dài trên những sườnnúi đã phủ trắng hoa mận. Trên sân vận động trung tâm của bản hàng trăm ngườiđủ mọi lứa tuổi: từ em bé con còn địu trên lưng mẹ, những cô bé, cậu bé lớp 1,lớp 2, đến các nam thanh nữ tú đang tuổi thanh xuân, những ông bố, bà mẹ đã cócon đến tuổi đi tìm người yêu. Tiếng cười đùa, reo hò xen lẫn với tiếng lengkeng của bạc trắng hoa xòe trang trí trên váy áo của các cô gái Mông tạo nênmột thứ âm thanh vui nhộn: âm thanh mùa xuân. Có nhiều trò chơi trong dịp xuân về như chơi cù, chọi gà, đábóng, bóng chuyền.... nhưng điểm chung là mọi người đều tham gia rất nhiệt tình.Dù một sân bóng có thể có đến 40 cầuthủ, sân bóng chuyền lúc đông có tới 12 cầu thủ một bên, điều đó không quantrọng, miễn sao mọi người đều được tham gia, đều cảm thấy vui.
Nguồn tin: ww.dulichmocchau.net
Ý kiến bạn đọc