Một anh bạn người Mông nói với tôi lý do vì sao nhà của họ hay nằm trên lưng núi hay cheo leo lưng chừng trời. Là bởi người Mông muốn được như gió, như mây, như cánh chim trời giữa không gian khoáng đạt và cao vợi. Càng ở trên cao, niềm tự hào và kiêu hãnh của họ càng như được tăng thêm, nó giống như bằng chứng của lòng can đảm và sự dũng cảm…
Và vì thế khi người Kinh tiến lại gần chân núi, người Mông lại chuyển nhà lên trên núi, chốn cao hơn.
Lênnúi, không chỉ vào những phiên chợ hay lễ hội, dù chỉ là một sự ngangqua tình cờ, và tất nhiên với một chút duyên kỳ ngộ, bạn sẽ có cơ hộilắng nghe và được “xem” những điệu khèn. Chiếc khèn xưa gắn liền vớinhững chàng trai Mông, vốn là vật bất ly thân của họ. Khi vui, khibuồn, khi chơi hội sải sán, gầu tào, khi đám cưới, ma chay, khi lênnương, xuống chợ… chiếc khèn luôn đi theo họ, hơn cả một thứ trang sức,chiếc khèn giống như một người bạn để họ gửi gắm tình cảm của mình quanhững điệu ngân nga.
Mộtchiều tình cờ, lúc từ Săm Pun leo lên chân đèo Mã Pí Lèng, tôi và em đãngẩn ngơ khi nghe tiếng khèn dặt dìu ấy. Giữa núi, giữa rừng tiếng khènấy vẳng lại, lướt qua, xa dần … chỉ kịp nhận ra một đôi trai gái đangcắt đường quốc lộ về bản…Lòng chợt thấy bâng khuâng trước khung cảnhhữu tình và say đắm… Khi ấy, hoàng hôn đang rơi trên dòng Nho Quế, cảnhvật như thực như mơ hồ…
Giốngnhư buổi sáng tình cờ, khi tôi đang lang thang qua Sủng Là, đột nhiênnghe tiếng khèn tha thiết vọng ra từ gian nhà đất, sau một bờ rào tremỏng và đầy những sợi cỏ khô. Tôi đứng lặng người, còn em thì hối hảquay đầu lại…
Tiếng khènhút bước chân tôi… giữa bảng lảng sương mai, giữa nắng sớm đang bừnglên sau khe núi… Một làn điệu của người Mông, với những thanh âm bậpbùng riêng biệt, nửa như mời gọi, nửa như chia ly, có lúc dồn dập vuicười, lại có khi miên man một nỗi sầu thăm thẳm…
Giờcuộc sống đang đổi thay, người Mông cũng đã biết dùng nhiều vật dụnghiện đại. Thỉnh thoảng lại gặp trên núi những chàng trai, cô gái Môngvới cassette trên vai, hay tay cầm điện thoại Tàu nhún nhảy, tôi khôngbiết mình vui hay buồn… Chỉ biết, khi hữu duyên gặp một quán rượu trênđường từ Đồng Văn về Mèo Vạc, nơi lối ngã ba có con đường vắt vẻo xuốngSăm Pun, tôi tự cho mình là kẻ may mắn khi được tham gia một cuộc rượusau phiên chợ, được chung chiêng với tiếng khèn đang trên đường về bảncủa một chàng trai Mông …
Ngườitrai ấy rít một hơi thuốc lào dài trước khi đứng dậy cầm lấy cây khèn.Anh nâng cây khèn bằng trúc lên, bàn tay vuốt nhẹ lên những ống tròn,nói một câu gì đó bằng tiếng Mông với người con gái bán rượu. Chỉ thấycô ấy rót ra một bát rượu trắng đầy tràn, tràn cả ra bàn sóng sánh, rớtcả xuống vệ cỏ bên đường, rồi nhẹ nhàng đưa cho chàng trai.
Tôiđứng ngây người trước một nghi thức rất riêng của người Mông trước khivào điệu. Họ bảo tôi đó giống như một lời xin phép, một nghi thức bắtbuộc phải làm, để gọi “hồn khèn” xuất hiện, khi ấy tiếng khèn cất lênmới đủ ngọt, mới nồng nàn, tha thiết, mới mạnh mẽ và hào sảng, mới đủsức khoáng đạt và mênh mang, để chứa đựng những cung bậc tình cảm màngười Mông muốn gửi gắm vào.
Ngườitrai ấy nhấp một ngụm rượu lớn và phun lên cây khèn đang nằm lặng yên.Một vài ngụm nữa để toàn thân cây khèn đều ướt rượu. Tiếp theo là đổrượu làm ướt đôi bàn tay, rồi đi tìm đôi dép nhựa xỏ vào chân và tướichỗ rượu còn cuối cùng lên đôi chân đó. Anh bảo phải làm như thế mới cóthể cất lên những điệu khèn du dương gọi bạn, mới đủ dẻo dai để múavòng và gọi người con gái của mình đang ở trong buồng tỉnh dậy giữa đêmkhuya, dù tiếng khèn ấy có ở bên ngoài bờ rào đá, bên ngoài cánh cổnggỗ nặng nề đang cửa đóng then cài…
Tôiđứng lặng người… Con dốc ở đây cao thế, mỗi năm tôi sẽ lên được mấylần? Thèm được như gió, như cây khô, như tiếng khèn Mông réo rắt trênđỉnh đèo, như tiếng cười trong trẻo của em tôi …
Chùm ảnh: Nghi lễ trước điệu khèn
Ý kiến bạn đọc