Nhà hàng xuân bắc 181

Tổng hợp các lễ hội ở Mộc Châu.

Mộc Châu không có nhiều lễ hội, nhưng những lễ hội của bà con dân tộc Thái, Hmong đều đặc sắc, khác biệt

 

Xem thêm
Lễ hội Hết chá của người Thái Mộc Châu
Ngắm hoa ban rồi chén
Chương trình lễ hội Hết chá năm 2016
 
Lễ hội hoa ban 2016
Đặc sắc lễ hội hoa ban
 
Nghi thức cầu mưa của người Thái Mộc Châu
 
Du lịch hái mận
 
Lên Mộc Châu đón tết độc lập
Mộc Châu- điểm đến lý tưởng dịp 2-9
 
Ngày xuân rộn ràng của người Hmong Mộc Châu
Tìm hiểu tết cổ truyền người Hmong Mộc Châu

1. Lễ hội Hết Chá

Địa điểm: bản Áng, xã Đông Sang huyện Mộc Châu
Thời gian: lễ hội thường niên, tổ chức ngày 25-26/3 hàng năm
Tóm tắt: Lễ Hết Chá là dịp để các con nuôi cảm tạ thầy cúng đã chữa bệnh cứu người mang lại niềm vui hạnh phúc cho các gia đình, mang lại vui tươi, phấn khởi cho bà con dân bản.
Lễ hội nhằm tăng cường đoàn kết giữa các gia đình, dòng họ, bản mường; là cơ hội để các gia đình giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, nuôi dạy con cái, nâng cao đời sống;,
Phần lễ diễn ra trang nghiêm xung quanh vật trung tâm: Cây Chá- một dạng cây nêu. Phần hội diễn ra vui nhộn với các tích trò hài hước nhưng đầy ý nghĩa giáo dục

2. Lễ hội Hoa Ban

Địa điểm: xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ
Thời gian:  tổ chức ngày 18-19/3- mới tổ chức quy mô lớn năm 2016.
Tóm tắt: còn gọi là lễ hội Xên Mường, thường được đồng bào dân tộc Thái tổ chức vào dịp tháng 02 âm lịch.
Lễ hội Hoa Ban ở Chiềng Khoa thể hiện nét văn hóa tâm linh với mục đích xin “Then” – Vua trời; “nàng Ban” – tên loài hoa biểu thị cho sự trinh trắng của người thiếu nữ Thái và tình yêu đôi lứa thuỷ chung; ma trời, ma mường, ma núi, ma sông… phù hộ cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, vạn vật đơm hoa, kết trái, cho lứa đôi hạnh phúc và phù hộ cho cuộc sống của dân bản luôn đầm ấm, yên vui.

le hoi hoa ban (2)  

3. Lễ hội Cầu mưa

Địa điểm: bản Nà Bó I, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu.
Thời gian: tổ chức thường niên vào ngày 15-2 âm lịch hàng năm.
Tóm tắt; Đây là dịp người dân trong bản tỏ lòng thành kính của mình gửi đến ông Then (ông Trời). Lễ hội Cầu Mưa gồm 2 phần: phần lễ và phần hội.
Phần lễ là cầu ôngThen cho nước trồng ngô, lúa; cho con người và súc vật có nước ăn, nước uống, do Thầy mo của bản đảm nhiệm
Lời khấn của thầy mo chính là những thỉnh cầu của dân bản đến thần linh cai quản mưa, nắng thấu hiểu được nỗi thống khổ của muôn loài. Điều đặc biệt, ngoài vai trò của thầy mo, có một người nữa giữ vai trò quan trọng trong phần lễ. Đó là người đàn bà góa ở trong bản – tương truyền, trước đây chính người đàn bà góa đã hi sinh bản thân mình đi cầu mưa cho dân, nên trong lễ hội hàng năm, bao giờ cũng có một người đàn bà góa theo sau thầy mo đi lấy nước.
Phần hội:  ăn mừng khi ông Then đã đồng ý cho mưa, bà con bắt đầu chơi hội. Múa xòe, chơi ném còn giao duyên, chơi Tó Má Lẹ, thi bắn nỏ…
Và điều thần kỳ là năm nào cũng vậy, làm lễ xong một vài hôm là Mộc Châu có mưa, nhiều năm chỉ hôm sau trời đã mưa cả tuần liền.

lễ hội cầu mưa ở Mộc Châu

4. Ngày hội hái quả Mộc Châu:

Địa điểm: bản Nà Ka, xã Tân Lập, Mộc Châu
Thời gian: tổ chức thường niên vào trung tuần tháng 5 hàng năm
Tóm tắt: Ngày hội nhằm tôn vinh sản phẩm mận hậu Mộc Châu, quảng bá sản phẩm cũng như thu hút du khách đến tận nơi, tham gia vào quá trình thu hái, chế biến mận và thưởng thức mận miễn phí.

 

hái quả ở mộc châu

5. Tết độc lập Mộc Châu

Địa điểm: trung tâm huyện Mộc Châu và Vân Hồ cũng như các xã lân cận.
Thời gian: lễ hội thường niên diễn ra từ 28-8 đến 2-9 hàng năm.
Tóm tắt: trước đây nó vốn là hoạt động của người Hmong ở các nơi quanh huyện để nhớ ngày được giải phóng- ngày quốc khánh: 2-9.  Từ 2006, nó trở thành ngày hội của nhân dân các dân tộc anh em huyện Mộc Châu nói riêng và người dân cả nước nói chung.
Nó là phiên chợ tình duy nhất trong năm của người Hmong Mộc Châu, nó là dịp các dân tộc khác thể hiện bản sắc của mình qua trang phục, qua ẩm thực, qua những điệu múa, lời hát, trò chơi dân gian.

 

tết độc lập mộc châu

6. Tết của người H’Mông Mộc Châu

Địa điểm: các bản có người Mông sinh sống
Thời gian: thường niên, trước người kinh 1 tháng.
Tóm tắt: Người Hmong ăn tết sớm, trong cái tết của họ có nhiều nét đặc sắc, hấp dẫn: thờ cúng, kiêng kỵ, ăn uống và vui chơi….
Ăn tết và chơi tết cùng người Hmong bạn sẽ rất thích thú.

 

mộc châu

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây