Du lịch Mộc Châu

https://dulichmocchau.net


Chợ tình nơi góc trời Tây Bắc

Những ngày Tết Độc lập, chợ Mộc Châu ngập tràn trong những bộ váy xoè hoa. Đó là ngày duy nhất trong năm cao nguyên Mộc Châu trở thành điểm hẹn của trai gái người Mông. Cứ đến ngày này, tôi lại chẳng thể ngăn bước chân mình đi về Tây Bắc, để được hoà mình vào dòng người đi chơi chợ tình, được ngắm phố huyện rực rỡ sắc màu người Mông, và để hiểu tại sao nụ cười của thiếu nữ Mông lại rạng rỡ đến thế trong những phiên chợ tình.

 


 

Từ khi là một cô bé 8 tuổi, tôi đã biết đi chơi chợ tình. Tất cả nhữngđứa trẻ quê tôi đều thế. Dù chẳng phải người Mông, chúng tôi cũng chẳngbao giờ cảm thấy mình lạc lõng trong không khí tưng bừng đó.

Tôi thường háo hức đợi ngày này trước đó cả tuần. Vì đó là ngày tôiđược mặc một bộ quần áo mới, được tung tăng cùng bạn bè đi bộ gần 3kmđể đến chợ, tay nắm chặt vài nghìn lẻ mẹ cho để ăn quà vặt. Mười mấynăm liền tôi chưa từng bỏ một phiên chợ tình. Tôi ghi lại hình ảnh củanó mỗi năm, để thỉnh thoảng đem ra đo đếm xem nó đã thay đổi như thếnào, cứ mỗi lần như thế lại thấy rất nhiều cảm giác hỗn độn trong lòng.

10 năm trước, khi người ta mới chỉbiết đến những chợ tình Sa Pa, Khau Vai nổi tiếng lâu đời, thì Mộc Châuđã trở thành điểm hẹn của những chàng trai cô gái người Mông; của trẻem, của người già; của những người hạnh phúc và không hạnh phúc; củanhững người có vợ chồng và không vợ chồng. Ở cái ngã tư trung tâm thịtrấn, nơi những đôi trai gái người Mông dập dìu âu yếm, cuộc sống trởnên giống như một sợi tơ mềm và ngọt, không đau khổ, không lo âu. Ở nơiđó chỉ có niềm vui, không có nỗi buồn. Chỉ có nụ cười giòn tan, nụ cườie ấp chứ không có những giọt nước mắt.

Người Mông từ trên Điện Biên, Lai Châu xuống; người Mông từ Lào Cai, HàGiang lặn lội vượt rừng vượt núi sang; người Mông trong Thanh Hoá, NghệAn cũng háo hức hướng những bước chân về dẻo đất cao nguyên thơ mộngnhất Tây Bắc. Họ đến Mộc Châu, mang theo hương vị đặc trưng của nhữngvùng núi cao: một chút sương mù từ Lai Châu, một chút gió Lào miềnTrung hay sự hùng vĩ đến khắc nghiệt của cao nguyên đá Hà Giang. Đó làlúc cao nguyên Mộc Châu vào độ đẹp nhất. Những chiếc váy xoè xanh xanhđỏ đỏ khiến cho đồng cỏ cao nguyên không còn độc một màu xanh đơn điệu,những cánh đồng hoa cải vàng như được thổi thêm sức sống.

Ngày xưa, người Mông nghèo hơn bây giờ rất nhiều. Họ đi bộ mấy ngày mấyđêm, băng rừng, vượt núi để đến chợ. Nhà nào xuống chợ bằng ngựa đãđược gọi là xa xỉ, là giàu có. Hình ảnh một gia đình người Mông cảchồng, vợ và đứa con nhỏ ngồi vắt vẻo trên lưng ngựa đi trên con đườngtrung tâm thị trấn là ký ức khiến tôi nhớ nhất trong những phiên chợtình. Những con đường phố huyện dịp đó ngập tràn sắc màu người Mông,nhưng cũng rải đầy phân ngựa. Ngạc nhiên là chẳng ai khó chịu về điềuđó. Nó là một phần của lễ hội người Mông thuở hàn vi.

Qua năm tháng, chợ tình Mộc Châu thay đổi theo thời gian, cả nhữngngười Mông đến chợ cũng lớn lên già đi. Qua năm tháng, người Mông cũngbiết cách để trở nên giàu hơn. Họ đến chợ bằng xe máy, bằng ôtô, taycầm điện thoại xịn. Vẫn biết là phải nên mừng vì những thay đổi đó, tôivẫn không tránh khỏi đôi phút chạnh lòng.

Chợ tình Mộc Châu  bây giờ được các cơ quan chức năng quan tâm, pháttriển thành cả một tuần lễ văn hoá để thu hút khách du lịch với nhữngquầy hàng giới thiệu văn hoá dân tộc, với hội chợ tấp nập người mua muabán bán, với những đêm diễn ca nhạc sôi động và ồn ào. Nhưng tôi vẫnnhớ, rất nhớ những phiên chợ ngày xưa. Có lẽ sâu xa trong tiềm thức,tôi chưa quen với việc có những người Mông đến chợ để bán hàng chứkhông phải để vui chơi; chưa quen với việc phải nhìn thấy những trò đỏđen ăn thua diễn ra công khai trong hội chợ. Tôi sợ sự ồn ào sẽ giếtchết dần sự nguyên sơ ban đầu của nó. Giống như những chợ tình Sa Pa , Khau Vai, nơi mà khi đi qua, chẳng đọng lại trong tôi chút gì.

Không ai biết chợ tình Mộc Châu có từ bao giờ, cũng chẳng ai biết vìsao người Mông ở khắp các vùng núi phía Bắc lại tìm về Mộc Châu vàođúng đêm mùng 1-9. Nhưng lễ hội đêm đó được chờ đợi chẳng kém dịp Tếtcủa người Mông vào tháng Chạp âm lịch.

Mẹ tôi dạy học ở bản Pá Đông (xã Chiềng Hắc), nơi chỉ có 7 nóc nhàngười Mông. Bà kể lại rằng cả tuần nay cả bản Pá Đông, từ trẻ nhỏ đếnngười già, từ vợ đến chồng đều đi bẻ ngô thuê để kiếm tiền xuống chợchơi. 1 bao ngô được trả 4.000 đồng tiền công. Làm cật lực cả tuần,người Mông ở Pá Đông đã có vài ba trăm nghìn đi chơi chợ tình.

 

 

Vào ngày 1/9, bản Pá Đông im lìm không một tiếng động, chẳng có ai ởlại bản trông  nhà. Cũng chẳng sợ mất mát gì, vì người Mông Pá Đôngnghèo thê thiết, tài sản quý nhất là bộ váy áo đã được họ mang theo đếnchợ. Họ giục giã nhau xuống núi, tìm đến chợ tình. Nhà nào có xe máythì đi xe máy, hoặc đi xe ôm, thậm chí là đi bộ gần 20km để đến trungtâm huyện. Bước chân người Mông vốn đã quen bước trên những dốc núicao, chẳng hề thấy mệt mỏi khi tìm đường về chợ.

Bất cứ người Mông nào đến chợ chơi cũng phải làm hai việc là ăn phở vàchụp ảnh. Những chàng trai cô gái Mông chụp ảnh để lưu lại những khoảnhkhắc hiếm hoi trong năm họ được mặc áo váy đẹp, được cười thảnh thơibên bạn trai, bạn gái. Đấy là tôi nghĩ thế. Nhưng vì sao nhất định phảiăn phở mà không phải là bún hay bánh cuốn hay bất cứ một món quà chợnào khác thì tôi không lý giải được. Tôi hỏi một chàng trai người Mông,cậu ta chỉ cười hiền nói:"Vì chỉ ăn phở ngày hôm nay mới thấy ngon".

Đến chợ chơi, sợ nhất là gặp mưa. Mà những ngày đầu tháng 9 năm nàocũng thế, chả biết được ông trời sẽ đổi ý lúc nào. Một cơn mưa rào vộivã cũng khiến chàng trai Mông đứng trú ở vệ đường bần thần lo lắng"mưathế này thì không sướng rồi". Có lẽ chỉ ai là người Mông mới hiểu đượcnỗi lo của chàng trai ấy. Vì nếu trời mưa, làm sao có thể xách chiếcđài phát ra toàn những bài hát Mông để đi tìm bạn tình. Nếu trời mưa,làm sao có thể đứng túm năm tụm bảy, cho chàng trai Mông cười giòn tan,còn cô gái Mông ánh mắt e thẹn, đôi má đỏ hồng. Trời mưa, sẽ không cónhững giờ phút tình tự dưới chân dãy núi bao quanh thị trấn của nhữngchàng trai cô gái người Mông đã tìm thấy nhau giữa những con đường dọcngang trong huyện. Từ đó, rất nhiều nam nữ người Mông đã nên duyênchồng vợ, để rồi những năm sau đó, họ lại váy áo sặc sỡ, dắt díu nhauxuống chợ, với con bồng con bế trên tay.

Tôi thích không khí của những đêm chợ tình. Tôi mê những câu hát củangười Mông, mê bộ váy xoè hoa sặc sỡ. Thế nên mấy năm trở lại đây, tôiđều mặc váy Mông đến chợ, để được hòa mình vào cái không khí say mê,ngọt ngào đó. Bộ váy Mông đó, tôi mua của một cô bé nghèo khó ở caonguyên Tà Xùa (Bắc Yên, Sơn La) - cô bé 15 tuổi chưa một lần được đichơi chợ tình vì còn còng mình nuôi cả một gia đình với một bà mẹ vànăm người anh trai nghiện ngập. Nhưng cô bé ấy thêu những bộ váy rực rỡkhiến bất cứ thiếu nữ Mông nào cũng phải ghen tỵ.

Tôi mặc bộ váy đó, tưởng tượng mình là thiếu nữ Mông, rồi tan vào dòngngười đi chơi chợ. Người Kinh có thể nhầm tôi là người Mông, nhưngnhững chàng trai Mông thì không như thế. Bằng một thứ giác quan nào đó,họ biết tôi không phải là thiếu nữ Mông, họ biết tôi không thuộc về thếgiới của họ. Không phải vì tôi thiếu bộ vòng bạc đeo cổ, hay thiếunhững đồng xu lúc lắc trên váy. Có lẽ là vì tôi không có được nụ cườitrong trẻo của những thiếu nữ sống cả đời trên núi cao, vì tôi chẳng cóánh mắt ngây thơ, hoang dại đến nao lòng người, hoặc vì tôi chẳng biếtbước những bước chân nhịp nhàng khiến chiếc váy Mông xoay tròn theonhịp bước. Những chàng trai cô gái người Mông giống nhau từ trong trứngnước. Họ hiểu nhau ngay cả khi chưa nói. Chẳng có ai có thể cắt đứtđược sợi chỉ đó.

Vào cái đêm chợtình, những vỉa hè dọc phố huyện quê tôi la liệt người Mông nằm ngủ.Mặc kệ mưa phùn lất phất, mặc kệ khí hậu se lạnh của tiết trời thu trêncao nguyên, vợ chồng người Mông vẫn ôm nhau ngủ ngon lành trên nền ximăng, ở giữa là đứa con chưa đầy tuổi được quấn vội trong miếng vải cáubẩn. Họ ngủ thế cho đến sáng, ăn nốt bát phở bằng những đồng tiền cuốicùng trong túi, rồi bịn rịn đi bộ về bản. Con đường về bản xa lắm,nhưng dư âm của đêm chợ tình khiến mọi nỗi vất vả tan biến. Đã đi quarất nhiều nẻo đường đất nước, tôi vẫn chẳng thấy dân tộc nào sống hồnnhiên hoang dại như người Mông.

Thếnhưng ít ai biết rằng, những người Mông được đến chợ chơi là nhữngngười thực sự hạnh phúc, vì ở rất nhiều bản Mông trên những rẻo cao TâyBắc, có những người chưa từng một lần đến chợ, và có thể sẽ chẳng baogiờ đến được. Với họ, không phải dễ mà kiếm được hai ba trăm nghìn chonhững cuộc vui nơi phố huyện. Ngày trước khi lễ hội chợ tình diễn ra ởquê tôi, tôi đến bản Pha Nhên nghèo khó sát biên giới Việt - Lào, nơinghiện ma tuý đã trở thành truyền thống của dân bản.

Đến Pha Nhên những ngày này buồn hoang hoải, chứ không có được cái nhộnnhịp như những người Mông bản khác. Ở đó, người phụ nữ nếu không mònmỏi chờ chồng đi tù, thì cũng phải bán mặt cho đất để kiếm tiền muathuốc cho chồng. Ở đó chẳng có váy Mông, chẳng có áo đẹp, chỉ có nỗibuồn khắc khoải trong mắt những người phụ nữ địu con nơi hiên nhà. Họngồi đó, hướng về phía xa xa, nơi có phố huyện rực rỡ đèn hoa, ánh mắtvừa khao khát vừa vô vọng... Nơi rực rỡ đèn hoa đó chẳng quá xa, nhưngsao mãi vẫn chẳng tới được

Nguồn tin: cand.com.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây