Hàng năm, cứ gần đến ngày Quốc khánh 2/9, người Mông ở khắp vùng Tây bắc lại nô nức đổ về thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, Sơn La để được hòa mình vào không khí của một trong những ngày hội lớn nhất trong năm, ngày hội mừng Tết Độc lập.
Ngày nay, Tết độc lập đã trở thành ngày hội của các dân tộc anh em huyện Mộc Châu thu hút hàng vạn khách du lịch trong và ngoài nước. Nhưng cội nguồn của nó, bắt đầu từ năm 1945, đây là ngày hội của đồng bào dân tộc H'Mong.
Khi người dân vừa thu hoạch xong vụ ngô xuân và thu hoạch xong mận, đào. Người Mông Mộc Châu lại háo hức chuẩn bị cho ngày Tết độc lập. Nam giới thì bỏ khèn ra lau chùi, bỏ sáo ra tập lại những bản nhạc hay. Nữ giới thì ai cũng tất bật chuẩn bị cho mình những bộ váy áo mới sặc sỡ. Thiếu nữ Mông thì diện những chiếc váy xòe mà có khi họ thêu thùa cả năm mới xong, như thể chỉ dành riêng cho ngày đặc biệt này. Con trai Mông cũng áo quần bảnh bao, mũ nồi ngất ngư, khăn vuông vắt vẻo, vác khèn điệu nghệ và bên mình đeo chiếc cát-xét nhỏ phát những ca khúc tình tứ tiếng Mông. Trai gái tụ tập thành từng nhóm, trêu đùa, hát giao duyên cho đến sáng.
Tết Độc lập thường kéo dài từ ngày 29/8 đến 2/9, nhưng đông vui nhất là ngày 1/9. Theo một số người già ở Mộc Châu kể lại thì Tết Độc lập của người Mông ra đời từ cuối những năm 50 của thế kỷ trước. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, phong tục đó vẫn còn được truyền giữ đến tận ngày nay. Hàng năm, cứ đến ngày 2/9, tất cả người Mông không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo từ các bản gần xa trong huyện lại nô nức rủ nhau xuống thị trấn để tỏ lòng biết ơn Đảng và Bác Hồ đã đem lại độc lập tự do cho đồng bào cả nước nói chung và của cộng đồng người Mông.
Tục bắt vợ đã có từ rất lâu đời, là một nét đẹp văn hoá của người Mông. Theo tục cũ, khi một chàng trai và một cô gái thích nhau, hoặc trường hợp đặc biệt hơn là chỉ phía chàng trai có tình cảm với cô gái, chàng trai sẽ nhờ một số bạn bè đi “bắt vợ” cùng , cô gái bị bắt về nhà chàng trai, cô gái sẽ được ở riêng một phòng trong vòng 3 ngày. Trong thời gian này, chàng trai không được gặp cô gái, mọi chuyện liên quan đến việc thuyết phục cô gái về làm vợ mình đều phải nhờ đến mẹ hoặc chị, em gái. Khi mẹ hoặc chị, em gái của chàng trai đưa váy áo cho cô gái thay, nếu cô gái mặc bộ váy áo đó nghĩa là cô đã đồng ý lấy chàng trai làm chồng.
Các chàng trai người Mông thì biểu diễn thổi khèn, thi kéo co, chơi quay, thi giã bánh dầy. Các cô gái thì biểu diễn múa hát trong hội chợ và thi nấu các món ăn.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn