- 26/07/2012 03:40:47
- Đã xem: 6724
Với người Thái Tây Bắc nếu từ mùa thu cho đến đầu xuân là mùa của Hạn khuống - hình thức diễn xướng sân khấu sơ khai ngoài trời, nơi trai gái hát đối đáp giao duyên, thì mùa đông - xuân là mùa Ỉn chan - tức là chơi sàn, một sinh hoạt văn hóa độc đáo.
- 06/09/2011 21:57:47
- Đã xem: 8350
Âm thanh tiếng khèn, tiếng đàn môi, đàn tính lanh lảnh, khi khoan, khi nhịp, réo rắt đuổi bắt nhau, chảy tràn trên những cánh rừng già. Bên ánh lửa hồng, các cô gái Thái má đỏ hây hây, khuôn ngực căng phồng, những vòng eo cong như cánh ná, nhịp bước chân trong điệu múa xòe. Rượu cần được cơi lên. Bàn tay nhỏ vít xoay cần rượu chào mời. Ánh mắt đong đưa. Nụ cười sáng lóa. Say mắt. Say men. Say rượu. Say tình. Ngả nghiêng, nghiêng ngả. Tôi đã say như thế trong một đêm hội xòe trên vời vợi Chiềng Ve, Mộc Châu.
- 15/05/2011 06:20:00
- Đã xem: 8469
Một trong số những giá trị văn hóa dân gian truyền thống của người Mông là những nhạc cụ của dân tộc Mông, mà tiêu biểu là chiếc khèn - nhạc cụ gắn liền với đời sống và sinh hoạt của họ. Trong những ngôi nhà gỗ của đồng bào Mông, khèn được treo ở vị trí trang trọng và dễ nhìn thấy nhất.
- 17/06/2010 10:47:00
- Đã xem: 9304
Chẳng hiểu ngẫu nhiên hay sắp đặt của tạo hóa, 2 dân tộc khác nhau, sinh sống ở 2 địa vực khác nhau lại cùng có chung tên gọi cho một nhạc cụ. Người Kinh có đàn bầu, người Thái có Tính tẩu (tính là đàn, tẩu là bầu). Lại càng kì lạ hơn nữa khi 2 nhạc cụ, 2 niềm tự hào của 2 dân tộc được làm từ một quả bầu nậm đã già. Đàn bầu của người kinh làm từ nửa trên quả bầu, nửa quả bầu còn lại dùng làm tính tẩu. Đó phải chăng là dấu hiệu về một nguồn gốc, một dòng máu, một tổ tiên.
- 22/11/2009 16:56:00
- Đã xem: 7205
Người trai ấy nhấp một ngụm rượu lớn và phun lên cây khèn đang nằm lặng yên. Một vài ngụm nữa để toàn thân cây khèn đều ướt rượu. Tiếp theo là đổ rượu làm ướt đôi bàn tay, rồi đi tìm đôi dép nhựa xỏ vào chân và tưới chỗ rượu còn cuối cùng lên đôi chân đó...
- 22/11/2009 16:49:00
- Đã xem: 6586
Người H"Mông gọi tiếng khèn là Krềng. Chiếc khèn được sử dụng rất đa dạng theo từng bối cảnh khác nhau: các bài về nghi lễ, ngoại giao đón khách, chúc mừng, trong cưới xin, tả cảnh, tả tình tôn vinh ca ngợi người có công, có bài đẻ thổi bắt nhịp cho các bài múa võ, tập luyện.
- 28/08/2009 22:44:06
- Đã xem: 9296
Ngược đường số 6, chúng tôi đến thảo nguyên Mộc Châu – nơi có hai dân tộc H’Mông và Dao cư trú khá tập trung. Nếu đúng dịp mùa xuân, ta sẽ ngỡ ngàng giữa màu hồng của rừng đào xen lẫn trong bạt ngàn màu trắng của hoa mận, nổi bật trên đồng cỏ xanh và những đồi chè phủ đầy búp non. Có lẽ cảnh đẹp thiên nhiên ấy đã là nguồn cảm hứng của người H’Mông để mùa xuân là mùa của lễ hội, là mùa giao duyên qua tiếng kèn lá của các cô gái, mùa “nhảy khèn” của các chàng trai.....
- 29/07/2009 22:59:00
- Đã xem: 8989
Miền Tây Bắc Việt Nam, xứ sở của hoa ban nở trắng rừng, của những thiên tình sử dịu ngọt, những áng sử thi huyền diệu, những trang phục sặc sỡ nhiều gam màu nóng và quê hương của nhiều vũ điệu dân gian sôi động, say đắm lòng người...