Trước thời điểm Lễ hội cầu mưa diễn ra, bà con dân tộc Thái xuống các con suối gần bản lấy nước đựng vào ống tre và chuẩn bị mâm cỗ, vải thổ cẩm để tế trời đất.
Hai người phụ nữ khiêng mô hình chim chóc, muông thú... đan bằng tre được trang trí cầu kỳ đến đặt cạnh cây vạn vật, để tế thần linh ban cho mưa thuận gió hòa.
Trong Lễ hội cầu mưa của đồng bào dân tộc Thái không thể thiếu thủ lợn đặt trong mâm cỗ, để thể hiện lòng thành kính đối với thần linh và trời đất.
Mâm cỗ được bà con dân tộc Thái chuẩn bị kỹ lưỡng và sắp xếp đẹp mắt, để cúng thần linh ban cho mưa xuống giúp người dân có một mùa bội thu trong sản xuất nông nghiệp.
Lễ hội cầu mưa của người Thái diễn ra trong tháng 3, tháng 4 Âm lịch (tức tháng 10, tháng 11 lịch Thái), tập trung nhau ở bãi sân rộng hoặc các nhà văn hóa bản.
Đông đảo bà con người Thái chắp tay cầu mong ông trời ban mưa xuống, để ruộng lúa, hoa màu tươi tốt.
Bà con người Thái cử 1 đại diện đóng vai ông then (trời) ngồi ghế ở phía trên mâm cỗ và cây vạn vật, rồi dùng lá tre vẩy nước ban mưa cho dân bản.
Nhiều ống tre đựng nước suối, được đồng bào Thái xếp thành hình vòng tròn quanh cây vạn vật để cầu mưa.
Mâm cỗ cúng ông then (trời) bao gồm: Thủ lợn, xôi nếp 3 màu, bánh chưng, cơm lam, rượu, mâm ngũ quả...
Vào ngày Lễ hội cầu mưa, nhiều trẻ em trong bản người Thái đều được bố mẹ sắm sửa quần áo mới tham dự lễ hội.
Người Thái ở xã Mường Sang sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, họ quan niệm rằng mọi hoạt động trong cuộc sống hàng ngày đều do 1 lực lượng siêu nhiên chi phối. Do vậy cứ vào dịp tháng 3, 4 âm lịch hàng năm, người Thái đều tổ chức Lễ hội cầu mưa để mùa màng tươi tốt, con cháu được ấm no hạnh phúc.
Lễ hội cầu mưa còn diễn ra nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, tạo nên bầu không khí vui tươi và nhộn nhịp.
Việc tổ chức Lễ hội cầu mưa, nhằm mục đích củng cố và nâng cao hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của nguồn nước, đồng thời giáo dục con cháu về ý thức bảo vệ môi trường sinh thái
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn