Du lịch Mộc Châuhttps://dulichmocchau.net/uploads/logo-dlmc.png
Thứ năm - 25/02/2021 05:22
Đặc sản Mộc Châu tháng 3 có những gì? Câu hỏi thắc mắc của rất nhiều du khách khi đến tham quan cao nguyên này. Cùng dulichmocchau.net điểm lại những món ăn đặc sản ngon.
1: ĐẶC SẢN SỮA BÒ NGUYÊN CHẤT MỘC CHÂU
Mộc Châu là nơi có thâm niên nuôi bò và làm sữa lâu nhất cả nước, với số lượng hơn 25 nghìn con bò, mỗi năm cho ra 100.000 tấn sữa tươi phục vụ theo tiêu chí “ sạch từ nông trại đến bàn ăn” phục vụ nhu cầu cảu toàn quốc.
Đến Mộc Châu du lịch du khách nhất định phải dùng thử 1 cốc sữa tươi nóng hổi, sữa được vắt và đun ngay sẽ còn đọng lại một lớp bơ mầu vàng nhạt béo ngậy, vị sữa thơm và đặc biệt giữ được hoàn toàn dưỡng chất có trong sữa bò.
Mê lòng người những món ăn chế biến từ sữa bò Mộc Châu.
Sữa chua Mộc Châu
Một trong những món ăn bổ dưỡng và được du khách yêu thích nhất khi đến đây chính là sữa chua, với vị ngọt nhẹ, thơm tan ngay trong miệng, sữa chua Mộc Châu được chế biến với nhiều loại như: sữa chua nếp cẩm với lớp cẩm dẻo, thơm ngào ngạt hương cốt dừa, sữa chua dâu tây là sự kết hợp của mứt dâu được nấu cầu kì, sữa chua chanh leo, sữa chua nha đam, sử dụng những sản phẩm nông nghiệm do bà con Mộc Châu trồng để tạo nên món ăn mang đậm nét của người dân Mộc Châu.
Bánh, kẹo sữa Mộc Châu
Những năm đầu tiên du lịch Mộc Châu phát triển du khách đến đây sẽ không thể nào không biết đến món ăn này, nổi tiếng lâu đời với vị ngọt và thơm riêng không phải món kẹo sữa nào giống được. Đối với những ai ưu thích đồ ngọt và giá trị dinh dưỡng cao thì kẹo kẹo sữa Mộc Châu là sự lựa chọn chính sác nhất.
Sữa đầu hấp cách thủy.
Món ăn này chỉ dành cho những du khách thật sự may mắn mới có thể được thưởng thức, sữa được vắt ngay sau khi bò vừa đẻ, lượng bơ cao, cho 1 chút đường và hấp cách thủy, sau đó cắt miếng và thưởng thức sẽ mang lại hương vị ngon, lạ miệng và độ dinh dưỡng cao.
2: PỊA DÊ – MÓN ĂN ĐẶC SẮC MANG NÉT RIÊNG CỦA MỘC CHÂU
Pịa dê được chế biến từ: tiết đông, sụn, đuôi, thịt, bạc nhạc, lục phủ ngũ tạng như lòng, dạ dày và ruột non và nhiều gia vị khác, đặc biệt nhất chính là quả đắng khiến món ăn có vị đắng nhẹ nhưng sau khi nuốt lại có vị ngọt ở đầu lưỡi.
Món ăn được ninh lâu để nước dùng sền sệt lại, là một món ăn giúp giải rượu tốt khiến đấng mày râu khi đến Mộc Châu nhất định muốn thử. Bên cạnh đó thì món pịa dê rất tốt cho sức khỏe trong quả đắng có nhiều chất có lợi giúp mát gan, bổ mắt và giúp tăng cường sức đề kháng.
Du lịch Mộc Châu ăn pịa dê ở đâu?
Pịa dê là một món ăn được người dân nơi đây ưu chuộng món ăn này muốn thưởng thức đúng vị và phục vụ tốt, không gian đẹp, một số nhà hàng chế biến các món ăn từ dê du khách có thể tham khảo như sau: Nhà hàng Mr Dê Mạnh Mãi – Đặc sản dê ủ trấu (Tk Bó Bun, TTNT Mộc Châu, Sơn La, đối diện cổng Resot Thảo Nguyên, SĐT: 0968.223.197 - 0976.113.035) ,nhà hàng Dê Trần Thế (Tiểu khu 32 - TT Nông trường Mộc Châu - Mộc Châu - Sơn La,nằm trên Quốc Lộ 6, cách ngã 3 rẽ đi thị trấn mộc châu, thị trấn nông trường Mộc Châu khoảng 500m ĐT: 022 3 769 361 - 0976 752 060),
3: NGON NGỌT MĂNG RỪNG MỘC CHÂU
Bắt đầu từ tháng 3 đến khoảng tháng 6-7 hàng năm là lúc măng rừng Mộc Châu có nhiều nhất, có rất nhiều loại măng ngon thu hút du khách như: Măng đắng, măng ngọt, măng lay, măng bương… mỗi loại đều có những vị ngon đặc trưng riêng, thêm vào đó là cách chế biến đặc biệt của bà con tại Mộc Châu để lại ấn tượng khó quên cho khách du lịch đến đây.
Mỗi một dân tộc đều có cách chế biến khác nhau, người dân tộc Mông thái mỏng măng xào với ớt đỏ, ăn lúc còn nóng là vị cay nồng giúp xua tan đi cái lạnh của những ngày mùa đông, người dân tộc Dao thường muối chua những hũ măng lớn nhỏ trong nhà để ăn dần, măng chua nấu với nhiều món ăn vừa giữ được quanh năm lại rất ngon, đối với bà con dân tộc Thái sành ăn hơn một chút bà con luộc măng lay, măng ngọt sau đó chấm với chẩm chéo được chế biến cầu kì, măng đắng được thái mỏng xào với thịt lợn bản kèm thêm chút rau mùi tàu và húng quế mang lại một món ăn ngon.
Các nhà hàng chế biến món ăn dân tộc tại Mộc Châu đều có những món ăn được chế biến từ măng, dễ dàng cho du khách lựa chọn và thưởng thức.
Một số nhà hàng có chế biến món ăn dân tộc du khách nên tham khảo
4: DÂU TÂY MỘC CHÂU VÀO CHÍNH VỤ
Giữa núi rừng tây bắc trên cao nguyên Mộc Châu khi thời tiết đã bắt đầu chuyển lạnh cũng là lúc những chùm dâu tươi ngon bắt đầu chín mọng đỏ, với khí hậu mát mẻ quanh năm cũng là một lợi thế giúp dâu tây luôn ngon và ngọt hơn.
Được thưởng thức những chùm dâu trên độ cao 1050m của cao nguyên Mộc Châu đúng là một điều không thể bỏ lỡ.
Giữa tháng 2 cũng là lúc dâu tây Mộc Châu vào đúng vụ mùa, là thức quả hợp với thời tiết lạnh nên dâu sẽ nhanh chín hơn, ngọt hơn khi nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch lớn, nhất là khi ngày trời có thêm chút nắng trong ngày đông thì dâu càng nhanh thu hoạch được sản phẩm.
Công nghệ trồng của bà con ngày càng phát triển cũng khiến dâu tây có nhiều loại hơn, dâu tây nhật là một trong những loại dâu được du khách ưu chuộng nhất.
Một trải nghiệm mà du khách khi đến tham quan vườn dâu thích thú nhất là có thể tự mình hái chọn những quả dâu mà mình muốn, những du khách nhí thích thú khi được khám phá nhiều hơn về cây dâu và tự mình hái thức quả ngọt lịm này.
Một vài địa điểm du khách có thể tham khảo khi muốn đến tham quan và trải nghiệm chimi farm, hana farm,….. vào thăm quan ở các điểm trên ngoài hái dâu còn có các sản phẩm được chế biến từ dâu tây như sinh tố dâu, sữa chua dâu tây, hay ngay trên trục đường vào tham quan rừng thông bản áng cũng có rất nhiều vườn dâu nhỏ hơn những chất lượng vẫn không làm du khách thất vọng.
Mộc Châu được xem là nơi có nhiều mận lớn nhất cả nước, không chỉ có số lượng lớn mà chất lượng nơi đây không nơi nào sánh bằng, mận Mộc Châu không chỉ được phủ sóng rộng rãi trên khắp cả nước mà còn được đánh giá cao nhất, bởi độ ròn ngọt của mận.
Tháng 3 là thời điểm những trái mận đầu tiên xuất hiện tuy quả chưa được to mà chín đỏ đậm như vào chính vụ nhưng vị ngon thì vẫn được đánh giá cao.
Mận chấm cùng muối chẩm chéo, hay cầu kì hơn thì là mứt mận, rượu mận cũng là những món ăn đặc sản của cao nguyên Mộc Châu.
Vào khoảng giữa tháng 5 sẽ là vào tâm vụ mận du khách còn có thể tham gia lễ hội hái quả được tổ chức tại thung lũng mận Nà Ka luôn thu hút khách thăm quan 4 phương.
Giá mận đầu mùa hiện tại là : 85.000 VNĐ
Du khách có thể tham khảo mua tại vườn hoặc các điểm dừng nghỉ chân trên Mộc Châu, hoặc trang mua hàng trực tuyến các đặc sản của Mộc Châu như rượu mận, mứt mận là mocchaufood.vn
Du lịch Mộc Châu vào thời điểm hoa nở rộ thì mật ong sẽ là đặc sản bạn có thể mua về làm quà. Nghề nuôi ong phải di chuyển nhiều để phù hợp thời tiết và ong có được nguồn thức ăn dồi dào. Có như vậy, ong mới cho ra năng suất cao khi vào mùa lấy mật. Đến thời điểm lý tưởng thì các trang trại nuôi mật ong tại Mộc Châu cũng đua nhau thu hoạch mật, nhất là thời điểm tháng 3 khi hoa mận hoa mơ hoa cải vừa kịp tàn, mỗi trại nuôi có khi lên đến 100 đàn. Lượng mận chất lượng không pha đảm bảo tuyệt đối về chất lượng.
Mật ong Mộc Châu có mầu vàng trong suốt, đặc quánh, độ kết dính cao đặc biệt là có mùi hương đặc trưng của những loài hoa rừng, mật ong không chỉ ngon mà còn mang nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Nhất là những ai bị bệnh về dạ dày, chỉ cần một cốc mật ong ấm vào mỗi sáng sẽ giúp cải thiện đáng kể bệnh.
7: RAU RỪNG MỘC CHÂU
Rau sắng – Rau ngót rừng
là loại rau lá đơn có lá dài 8-12cm, rộng từ 3- 6cm, mọc so le, cánh lá mềm. Rau sắng có xanh da trời thẫm, dầy và giòn, mặt lá nhẵn. Rau sắng gồm hai loại thân gỗ và thân leo, giá trị của rau rắng thân gỗ cao hơn thân leo.
Rau ngót rừng là rau rừng đặc sản, không những có vị ngon mà nó còn vô cùng bổ dưỡng cho sức khỏe. Ngoài có là thực phẩm rau sạch rau ngót rừng còn được coi là dược liệu bởi nó chứa rất nhiều axit amin tác dụng trong việc tổng hợp protein, bồi bổ cho sức khỏe. Rau ngót rùng còn chứa một lượng rất lớn vitamin C, chất đạm,…
Rau tầm bóp Mộc Châu
Đến với Mộc Châu, được thưởng thức những đặc sản như gà đồi, rượu ngô, bê chao cùng các loại rau rừng mà chưa thưởng thức rau tẩm bóp thì quả là điều tiếc nuối.
Rau tẩm bóp được các bà con Mộc Châu rât yêu thích bởi vị đắng, thanh mát, nhưng sau vị đắng lại là vị ngọt vương lại vị giác, làm người ăn muốn gắp hoài, ăn hoài không ngán. Nhờ hương vị đặc biệt đó mà rau không những được bà con Mộc Châu yêu thích mà đến những vị khách dù khó ăn nhất rau cũng làm họ say mê, vương vấn mãi mùi vị của mảnh đất này.
Tầm bóp Mộc Châu là loại rau mọc hoang ở các núi đồi. Nó có vị rất khác so với tầm bóp ở các đồng bằng. Có lẽ vì, khí hậu vùng đất Mộc Châu cùng với hương gió rừng, những giọt sương thuần khiết, hơi thở mát lạnh riêng của núi rừng Mộc Châu đã làm cho rau dớn nơi đây xanh mướt và đậm vị hơn. Tẩm bóp Mộc Châu chế biến được rất nhiều món ngon như luộc, xào, nấu canh, ăn lẩu, ... dù đặc chế biến theo cách nào tẩm bóp vẫn giữ được hương vị rất riêng của nó.
8: CƠM LAM – MÓN ĂN MANG ĐẬM NÉT DÂN TỘC CỦA BÀ CON NGƯỜI THÁI.
Cơm lam là một món ăn giản dị, độc đáo và luôn tạo được sự bất ngờ cho người ăn. Món cơm tưởng chừng rất đơn giản trong nguyên liệu và cách làm nhưng ngược lại là cả một nghệ thuật, một ý tưởng của người vùng cao về sự hòa quyện giữa nước, lửa và những ống nứa non.
Cơm lam dẻo thơm hòa quyện cùng vị bùi bùi của muối vừng, hay là ngọt từ thịt gà đồi nướng. Món ăn ngon không thể thiếu trên bàn ăn của du khách khi thăm quan Mộc Châu.
9: XÔI NGỦ SẮC – MÓN ĂN MANG NHIỀU Ý NGHĨA CỦA BÀ CON MỘC CHÂU
Xôi ngũ sắc Mộc Châu là một trong những món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có Mộc Châu. Và thường được làm trong các dịp lễ hội nơi đây.
Gọi là xôi ngũ sắc vì một đĩa xôi gồm rất nhiều màu, thông thường là năm màu: đỏ, xanh, vàng, tím, trắng. Các màu mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, năm màu tượng trưng cho ngũ hành trong trời đất: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Không chỉ đẹp và mang ý nghĩa tâm linh, xôi ngũ sắc còn rất tốt cho sức khỏe. Bởi trước khi đồ xôi, họ thường tạo màu cho xôi bằng cách ngâm gạo từ các loại lá cây dược liệu, củ quả…
10: NỘM HOA BAN – THỨC RAU SẠCH MỚI LẠ VỚI NHIỀU DU KHÁCH -
Hoa ban là loài hoa mang đậm bản sắc núi rừng và là đặc sản Mộc Châu tháng 3 siêu VIP, vì sau tháng 3, có thèm món này cũng không kiếm được nữa. Từ lâu, loài hoa này đã đi vào những lời hát ngân nga. Đặc biệt, với đồng bào người Thái ở Mộc Châu, hoa ban còn thể hiện nét văn hóa ẩm thực riêng và đặc sắc. Từ những cánh hoa trắng, với đôi bàn tay khéo léo của người Thái Mộc Châu món nộm hoa ban được chế biến với tâm huyết và tình yêu thương của con người Mộc Châu.
Hoa ban sau khi được hái về, ngắt lá ôm nụ của hoa và để lại 1 đoạn ngắn phần quậng để có cả vị hơi chát và vị ngọt. Tùy theo từng nơi, từng người có khẩu vị khác nhau, nhưng gia vị chính để làm nên món nộm hoa ban là: gừng, giềng, thêm rau mùi để có vị thơm, tỏi non, mắc khén là gia vị đặc trưng của người dân tộc Thái, thêm một chút ớt để tạo nên vị cay thì món ăn sẽ ngon hơn.
Khi sơ chế hoa ban thì đun nước lên, theo một số bà con nếu muốn món nộm ngon hơn thì đừng đổ hết nước đi, để bớt lại nước, nộm hoa ban có nước sấp một tí. Nếu thêm những rau khác có thể thêm rau rừng, các loại rau ngọn như rau su su, ngọn rau bí, nộm cùng với nhau sẽ thêm ngon hơn".
Nộm hoa ban là món ăn có sự hòa quyện của nhiều vị như chua, cay, đắng, ngọt, bùi… khiến cho người ăn cảm thấy kích thích vị giác. Khi thưởng thức, đầu tiên người ăn có thể cảm nhận được hương vị rất thơm và bùi của hoa ban, đặc biệt là mùi thơm của mắc khén, một loại gia vị đặc trưng trong các món ăn thường ngày của người dân tộc Thái.
Khi đi du lịch Mộc Châu tháng 3, nếu muốn trải nghiệm hãy đi hái ban rừng và cùng bà con vào bếp nấu ăn
11: NỘM DA TRÂU – MÓN ĂN NỔI TIẾNG CỦA BÀ CON THÁI MỘC CHÂU
Nếu đến thăm Mộc Châu du khách thích thú với câu nói “Nộm da trâu, nhai lâu mới kĩ” của bà con khi mời thưởng thức món ăn này, da trâu dày được luộn chín qua bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Thái miếng da dày sẽ được thái miếng mỏng, Công đoạn thái mỏng những miếng da trâu đã xong, chuyển sang công đoạn thêm và đảo trộn da vị. Nộm da trâu không thể thiếu được đó chính là rau thơm, lạc, mùi tàu, hạt mắc kén và nước măng chua thay vì bình thường sẽ là chanh hoặc giấm. Tạo nên món ăn đặc biệt làm nao lòng du khách khi thưởng thức.
12: CHẨM CHÉO – GIA VỊ ĐỘC ĐÁO CỦA NGƯỜI THÁI MỘC CHÂU
Nhắc đến người Thái, người ta nghĩ ngay đến chẳm chéo. Chẳm là thức chấm, chéo là thơm. Chẩm chéo là thức chấm có mùi thơm. Thứ thức chấm ấy người Thái không dùng bằng nước mắm, hay mắm tôm, mắm cá. Người Thái dùng toàn bộ bằng muối rang, giã lẫn cùng các loại rau có mùi thơm: lá tỏi, lá mùi, các loại gia vị rừng tây bắc: ớt hạt tiêu nướng, tỏi, hoặc thêm mắc khén, hạt dổi tùy cách chấm, Khi giã nát, được một thứ đồ chấm thơm và sệt sệt. Chấm thịt, cá, rau củ quả, xôi đều hợp.
Chẳm chéo có 2 loại là chéo ướt, thường được giã và ăn luôn ở mâm cơm, nếu có làm bán thì thời gian bảo quản không được lâu và phải cho vào tủ lạnh. loại chẳm chéo khô được bà con nghĩ ra bằng cách sấy các loại lá thơm và nghiền nhỏ cùng muối rang, bảo quản được lâu, khi chấm cũng có vịt tương tự chẳm chéo.
Các loại gia vị của Mộc Châu cũng rất phong phú, nhưng nổi bật và hay được sử dụng nhất là: hạt mắc khén, hạt dổi và xổm pột. Chúng có tác dụng làm gia vị ướp và chấm đều thơm, ngon và giúp dễ tiêu hóa hơn.
13: MƠ MÁ ĐÀO MỘC CHÂU
Du lịch Mộc Châu tháng 3, hẳn ai cũng sẽ xách về cho mình ít nhiều cân mơ để ngâm rượu, ngâm siro.
Mỗi vùng đất phù hợp khí hậu và thổ nhưỡng cho từng loại cây, nếu thị trấn nông trường Mộc châu là vương quốc của mận hậu, thì thị trấn Mộc Châu là mảnh đất cho loại mơ má đào cực ngon và chất lượng, nhiều dinh dưỡng. Mơ Mộc Châu thường chín từ tháng 3 cho đến tháng 6, ngoài loại quả nhỏ dùng để làm ô mai, những quả to, đẹp nhất được chọn để ngâm rượu hoặc ngâm đường, ruột mơ có mầu vàng tươi, đặc biệt loại quả này khi ngâm rượu sẽ có hương thơm ngọt ngào, không chỉ vậy mà còn dễ uống.
Đặc sản Mộc Châu tháng 3 còn nhiều, mới kể tạm thế để du khách tham khảo. Mỗi món ăn đều có những đặc trưng và nét đặc sắc riêng, vừa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, lạ miệng lôi cuốn du khách gần xa.