Lễ Hết Chá là dịp để các con nuôi cảm tạ thầy cúng đã chữa bệnh cứu người mang lại niềm vui hạnh phúc cho các gia đình, mang lại vui tươi, phấn khởi cho bà con dân bản, tạo niềm tin của con người đối với tổ tiên, thần linh. Đồng thời thể hiện mối quan hệ trong cộng đồng làng bản cũng như tính cố kết cộng đồng, nhằm tăng cường đoàn kết giữa các gia đình, dòng họ, bản mường; là cơ hội để các gia đình giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, nuôi dạy con cái, nâng cao đời sống.
Đầu tiên là lễ cúng và lễ rước hoa ban, hoa mạ từ cây đa và nhà văn hóa của bản Áng ra địa điểm tổ chức lễ hội


Hoa ban trắng và hoa mạ là hai loại hoa không thể thiếu trong lễ hội Hết Chá

Thầy cúng uống rượu và nhập hồn lên trời mời sư phụ về dự hội
Thầy cúng cùng trai gái làng đi quanh cây xắng chá - vật chủ của lễ hội: được trang trí sắc sỡ và gắn lên hình thù các con vật, đồ dùng được đan tượng trưng bằng tre
trai gái rủ nhau đi hái măng rừng

Tích trò trâu cày ruộng


Tích trò bắt cá: phê phán người đàn ông lười nhác, xấu tính...

Tích trò thi tài khéo giữa những người phụ nữ - phê phán người phụ nữ luộm thuộm, lười nhác, vụng về


Các tích trò diễn ra trong tiếng hát chá sôi nổi và sáo pi của thầy mo, tiếng trống chiêng, tăng bu rộn ràng- mỗi người cầm 2 chiếc gậy tre đập vào nhau và đạp xuống miếng gỗ đặt dưới chân.



Âm thanh rộn ràng với tiết tấu nhanh, trang phục và những chiếc khăn sặc sỡ làm cho lễ hội trở nên vui tươi, với những tiếng cười sảng khoái




Hội thi xòe các dân tộc, trong đó có vòng xòe, có nhảy sạp


Vòng xòe đoàn kết với sự tham gia của du khách gần xa.