Đoạn video 2 người chơi trò đu quay bập bênh tại Vân Hồ được đăng tải trên Fanpage của trang báo Bored Panda và nhanh chóng nhận được nhiều phản hồi tích cực.
Tam giác mạch Mộc Châu đã nở rồi! Nếu không thu xếp được để đến Hà Giang, bạn có thể thu xếp một chuyến đi Mộc Châu ngắm tam giác Mạch, cũng tuyệt vời không kém
Lễ hội hoa Ban hay còn gọi là lễ hội Xên Mường thường được đồng bào dân tộc Thái tổ chức vào dịp tháng 2 âm lịch, khi hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng.
Nậm pịa là món ăn truyền thống có từ lâu đời và được đồng bào dân tộc Thái rất yêu thích.
Lễ hội Hết Chá (kết thúc mùa ban nở) thường diễn ra thường niên từ 23 đến 26 tháng 3 ở Bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Không chỉ mang vẻ đẹp tinh khôi khiến nhiều người ngỡ ngàng mà hoa ban còn được chế biến thành những món ăn hấp dẫn như xôi, nộm, xào măng...
Mẫu khăn Piêu không còn xa lạ với người phụ nữ Tây Bắc nhưng lại là trang phục khá mới mẻ với người miền xuôi. Hình dáng chiếc khăn Piêu như thế nào cũng như ý nghĩa chiếc khăn khiến nhiều người không khỏi thắc mắc.
Các món ăn của đồng bào Thái khá phong phú, tạo ấn tượng mạnh cho du khách ngay trong lần đầu thưởng thức. Một trong những món góp phần tạo nên hương vị riêng của ẩm thực Thái là món chấm đặc trưng mang tên chẩm chéo. Đây là món chấm không thể thiếu được trong các bữa ăn bình thường cũng như khi đãi khách của đồng bào Thái .
Moọc gà – chúng tôi gọi món này trong một quán ăn ở thị trấn Mộc Châu chỉ vì tò mò cái tên của nó.
Từ thị trấn Nông trường Mộc Châu (Sơn La) đi theo con đường dẫn về xã Tân Lập khoảng 20km đến ngã ba Pa Khen rồi rẽ phải đi thêm chừng 7km nữa là đến bản Dọi - bản của người dân tộc Thái sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng chè và chăn nuôi bò sữa.
Dưới xuôi, da trâu dày và khó nhai, khi lột ra, thường chỉ để làm trống. nhưng ở Tây Bắc, với tài khéo của mình, người Thái đã tạo ra món ăn ngon: Nộm da trâu, đặc sản Sơn La
Nếu nói về lễ hội, có lẽ lễ hội cầu mưa của người Thái họ Lường ở bản Nà Bó 1, Mộc Châu, Sơn La là một trong những lễ hội không nặng về hình thức biểu diễn, gửi gắm nhiều thông điệp cho các thế hệ con cháu về bảo vệ và tôn trọng môi trường sống.
Tháng 3, khi hoa mận hoa đào phai tàn, núi rừng Tây Bắc khoác lên mình bộ áo xanh non, những cơn mưa xuân chỉ còn lác đác là lúc hoa ban nở ngập tràn.
Trong nỗi nhớ êm đềm về những bữa cơm nhà giản dị, bao giờ cũng hiện lên trong tôi mùi hương ngai ngái, cay cay rất núi rừng của hạt mắc khén thơm lừng. Đối với tôi, đó là thứ gia vị đặc trưng nhất của miền sơn cước.
Những ngư dân sinh sống trên dòng sông Đà huyền thoại thuộc khu vực xã Suối Bàng, Mộc Châu, Sơn La từ lâu vẫn truyền đời cho nhau một thứ nghề cực kì nguy hiểm đó là đi săn cá "chúa tể".
Với người Thái Tây Bắc nếu từ mùa thu cho đến đầu xuân là mùa của Hạn khuống - hình thức diễn xướng sân khấu sơ khai ngoài trời, nơi trai gái hát đối đáp giao duyên, thì mùa đông - xuân là mùa Ỉn chan - tức là chơi sàn, một sinh hoạt văn hóa độc đáo.
Bản người Thái (ở lưng núi) không có ao như làng người Kinh (ở đồng bằng)… nhưng việc tắm rửa cho sạch sẽ thân mình thì người Thái ăn đứt người Kinh là cái chắc.
Ban quản lý Khu du lịch Mộc Châu (Sơn La) đang xây dựng tour khép kín ngắm hoa ban, học cách chế biến món ăn từ hoa ban rồi... đánh chén! Sản phẩm du lịch này vừa lãng mạn, tinh tế và ngon miệng!
Những ngày này, Mộc Châu như nàng sơn cước đang tuổi xuân thì. Nàng mang vẻ đẹp của hoa mận trắng, của dòng thác Dải Yếm như suối tóc suôn dài, của từng khóm hoa cải vàng rung rinh trong gió sớm, e ấp dưới ánh bình minh.
Nhằm giới thiệu cho du khách về bản sắc văn hoá , đặc trưng của đồng bào cộng đồng dân tộc Thái Tây Bắc, Lễ hội “Hết Chá” năm 2012 với nhiều hoạt động phong phú, nhiều nội dung hấp dẫn sẽ được tổ chức trong 2 ngày 25 và 26 tháng 3 năm 2012 tại rừng thông Bản Áng xã Đông Sang.