Nhà Hàng Đông Hải - số 1 Mộc Châu

Văn hóa rượu cần dân tộc Thái (Sơn La)

Thứ tư - 09/02/2011 09:42

Rượu cần dân tộc Thái

Rượu cần dân tộc Thái
Rượu cần còn có tên là “lảu kép” (rượu trấu), “lảu bẳng” (rượu ống), “lảu co” (rượu cây) “lảu xá” ( rượu vỏ trấu), “lảu xả” (rượu của người Xá, dân tộc Khơ mú, loaị rất đậm ngọt).
 

Rượu cần Sơn La

Để làm được một hũ rượu cần phải có gạo hoặc ngô, khoai, sắn, y dĩ, chuối, dứa, củ mài và một số lại cây, củ, quả khác cùng men rượu. Vỏ trấu và chum đựng, cách làm phổ thông và đơn giản nhất là dùng gạo tẻ hoặc nếp) đãi sạch, ngâm nước lã hoặc nước ấm 3-54 giờ đồng hồ. Đổ ra rá, dội nước lạnh cho sạch, trộn đều vỏ trấu, đồ chín kỹ rồi đổ ra mẹt sạch, để nguội, trộn đều men, theo tỷ lệ một gạo hai trấu (1 kg gạo, 2 kg trấu) 1/2 lạng men (không kể một số loại men mạnh bằng lá tươi). ủ kỹ bằng lá (hoặc ni lông thật kín) từ 5-7 ngày đến khi dậy mùi thơm, đem đổ vào chum (hoặc hũ) bịt thật kín (dùng tro bếp sạch, hoà nước đặc sền sệt đắp kín, chặt miệng chum) để ở nơi khô ráo, sạch sẽ mười ngày sau thì đem uống.
 

ruoucan1

 

Rượu càng nhiều ngày, càng già, uống càng bốc và ngon. Loại men ngọt uống thấy vị ngọt (như đường, như mật). Loại men đậm, đắng uống rất bốc, mạnh hơn các loại bia gọi là “lẩu phủ trai” (rượu đàn ông). Rượu cần uống bằng nước lạnh đun sôi để nguội (hoặc để trong tủ lạnh càng tốt). Nếu dùng nước nóng (kể cả hơi ấm) uống sẽ không ra gì, rượu coi như bị hỏng.

 

Khi uống ta bật bỏ nắp bịt ra, đổ nước ngâm một phút cho ngấm, cắm cần vào và đổ nước uống liên tục đến lúc nhạt thì thôi (hoặc hút ra chai uống qua cốc, chén như bia và rượu).

 

Khắp các vùng dân tộc Thái Sơn La đâu đâu cũng uống rượu cần. Rượu cần thơm, ngon, mát, bổ, kích thích tiêu hoá, lợi tiểu. Chum nhỏ là một chum một cần, chồng rót vợ uống và ngược lại. Chum nhỡ là đôi bạn, đôi cần, theo số chẵn là bốn, sáu, tám. Chum to sẽ là 10, 12, 14 bạn bè anh em đến là “lảu khay cáy khả” (rượu mở, thịt gà).
 

Văn nghệ rượu cần

 

Và, chum rượu cần đã mở là có ca hát, khèn, sáo, trống, chiêng, vòng xoè dập dìu, say mê thâu đêm suốt sáng. Bên hũ rượu cần thường là nơi tụ hội của cộng đồng bản mường, chân thành đoàn kết, bình đẳng, không phân biết dân tộc, đẳng cấp. Rượu cần là một nét sinh hoạt văn hóa đẹp – văn hoá rượu cần.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây